Trong tỉnh

Triển khai thực hiện quy định về thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ KH&CN, hàng hóa, dịch vụ

Tại Công văn số 6184/UBND-KT ngày 23/7, UBND tỉnh giao các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành, thị căn cứ nội dung Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ KH&CN, hàng hóa, dịch vụ thuộc dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của tỉnh để triển khai thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của tỉnh như sau: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm tài sản đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 5.000 triệu đồng trở lên/một lần mua sắm. Giám đốc Sở KH&CN quyết định việc mua sắm tài sản đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 5.000 triệu đồng/một lần mua sắm. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN quyết định việc mua sắm tài sản đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị dưới 300 triệu đồng/một lần mua sắm.

Thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí KH&CN thuộc phạm vi quản lý của tỉnh không thuộc các trường hợp trên: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 5.000 triệu đồng trở lên/một lần mua sắm. Giám đốc Sở KH&CN quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 5.000 triệu đồng/một lần mua sắm. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Thủ trưởng các tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị dưới 300 triệu đồng/một lần mua sắm.

Thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ không thuộc các trường hợp nêu trên: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên/01 đơn vị hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên/một lần mua sắm gồm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị dưới 300 triệu đồng/01 đơn vị hàng hóa, dịch vụ hoặc tổng giá trị mua sắm dưới 500 triệu đồng/một lần mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị (không bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập) trực thuộc Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, trực thuộc UBND cấp huyện; thủ trưởng các tổ chức cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị không quá 200 triệu đồng/một lần mua sắm.

Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, trực thuộc UBND cấp huyện quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị hàng hóa, dịch vụ hoặc tổng giá trị mua sắm dưới 150 triệu đồng/một lần mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với gói thầu, nội dung mua sắm từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ hoạt động của đơn vị. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định việc mua sắm thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này.

Tác giả: Kim Oanh (T/h)

Nguồn tin: nghean.gov.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP