Nhiều gia đình ở nông thôn thường thủ sẵn vó, lưới, đó… ở trong nhà, khi có mưa lớn là đưa ra bắt cá. Nước to làm “băng” các ao cá nuôi, cá theo nước chảy ra đồng. Người dân thường đứng ngay ở những “cửa trộ” - nơi thoát nước của những ô ruộng lớn để cất vó. Trong ảnh: Người dân xã Nam Thái, Vân Diên (Nam Đàn) đang cất vó. Ảnh: Huy Thư |
Cứ thế, nhiều người đứng cất vó cả ngày vì "tiếc của" không muốn đi về. Ảnh: Huy Thư |
Niềm vui được cá ngày mưa. Ảnh: Huy Thư |
Những người thích quăng chài ở thị trấn Sa Nam (Nam Đàn) lại tập trung tại bara Nam Đàn để kiếm cá. Ảnh: Huy Thư |
Bất chấp nước lũ mênh mông, người dân xã Thanh Xuân (Thanh Chương) vẫn đằm mình trong nước để thả lưới. Ảnh: Huy Thư |
Cá ngày lũ thường là cá nuôi loại to trong các ao làng đổ ra như chép, trắm, mè, rầm… Ảnh: Huy Thư |
Ngày lũ, đêm đêm trên các cánh đồng làng, người dân vẫn giăng lưới bắt cá. Chỉ cần một chiếc đèn đeo trên đầu để chiếu sáng là đủ để các "ngư ông" hành nghề. Ảnh: Huy Thư |
Bên cạnh những cái “đó” tre, đặt ở những con mương nhỏ, người dân quê đã làm những "đó" lưới, miệng rộng 6 - 8 m2, dài 10 - 15 m, đặt ở những cống thoát nước lớn. Gặp luồng cá đi, những chiếc đó này sẽ hốt gọn cả tạ cá. Ảnh: Huy Thư |
Khi đưa "đó" đi đặt, thường phải canh, cứ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ lại đi “đổ đó” 1 lần. Anh Nguyễn Doãn Dũng ở xóm 8, xã Xuân Tường (Thanh Chương) cho biết: Nhà anh làm chiếc đó lưới to, mỗi năm chỉ đem ra dùng một vài bữa. Đợt mưa này, tuy phải thức cả đêm để canh đó, nhưng cũng kiếm được mấy yến cá, ngoài làm thức ăn còn dư để bán. Ảnh: Huy Thư |
Gặp nhau khi đi bắt cá trên ruộng lúc đêm khuya, họ lại hỏi thăm nhau, so xem ai được cá nhiều hơn. Ảnh: Huy Thư |
Tác giả: Huy Thư
Nguồn tin: Báo Nghệ An