Về phần mình, Thủ tướng al-Abadi đã xác nhận mong muốn của Iraq nhằm tăng cường các mối quan hệ với Mỹ ở nhiều cấp khác nhau. Với lý do Iraq cần có sự hỗ trợ quân sự của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Thủ tướng al-Abadi đã không nghe theo lời kêu gọi đáp trả của các chính trị gia người Shi'ite có ảnh hưởng khi lệnh cấm này lần đầu tiên được Tổng thống Trump thông báo vào cuối tháng trước.
Hiện có hơn 5.000 binh sĩ Mỹ được triển khai tại Iraq nhằm hỗ trợ các lực lượng Iraq và người Kurd giành lại thành phố Mosul, thành phố cuối cùng còn nằm dưới tay phiến quân.
Ngày 27/1 vừa qua, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh gây tranh cãi, theo đó người dân từ 7 quốc gia gồm Iran, Iraq, Syria, Yemen, Sudan, Somalia và Libya sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ trong ít nhất 90 ngày. Sắc lệnh cũng đình chỉ việc tiếp nhận người tị nạn từ mọi quốc gia trong vòng 4 tháng và cấm vô thời hạn việc tiếp nhận người tị nạn Syria. Tổng thống Trump khẳng định rằng sắc lệnh không nhằm vào bất kỳ tôn giáo nào mà chỉ nhằm mục đích chống khủng bố vì sự an toàn của nước Mỹ.
Một thẩm phán liên bang tại thành phố Seattle, bang Washington (Mỹ), ngày 3/2 đã ra phán quyết trên quy mô toàn quốc chặn sắc lệnh này. Đến ngày 9/2, một tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ đã từ chối khôi phục sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump về cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 7 quốc gia Hồi giáo. Theo phán quyết của tòa, Chính phủ Mỹ đã không được ra được bất kỳ lý do an ninh nào để biện minh cho sắc lệnh của ông Trump.
Nguồn tin: