"Lấy ngắn nuôi dài" từ trồng bí đỏ xen cam, quýt

Trồng cam trong 3 năm đầu phải chi phí rất lớn. Trong khi tán lá còn hẹp, cây cam chưa có thu hoạch thì trồng xen cây bí đỏ để có thu nhập đầu tư trở lại cây cam là hướng "lấy ngắn nuôi dài" của nông dân Nghĩa Đàn. Bên cạnh đó, trồng bí đỏ thì giữa các hàng cam, quýt cây cỏ không thể mọc vừa giữ độ ẩm cho đất, khi tưới nước cho bí thì đồng thời cây cam cũng được hưởng. Ngoài ra, sau khi thu hoạch thân và lá có thể làm phân bón cho Cam.

Nghi Lộc: Cung ứng 900 tấn phân bón trả chậm cho nông dân

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân”,  vụ đông xuân 2016-2017 này, Hội Nông dân huyện  Nghi Lộc đã đứng ra tín  chấp với Công ty  Vật Tư nông nghiệp Nghệ An và một số  công ty vật tư phân bón khác cung ứng 900 tấn phân bón  trị giá trên 6 tỷ đồng cho 1.700 nông dân vay theo hình thức trả chậm. 

Thanh Chương: Nông dân hối hả xuống đồng sản xuất vụ xuân

Vụ xuân năm nay huyện Thanh Chương sẽ gieo trồng khoảng 14.500 ha, trong đó có 8.200 lúa. Đến nay, đã hoàn thành việc cung ứng các loại giống, phân bón người dân đang tích cực ra đồng làm đất, gieo mạ, tích trữ nguồn nước quyết tâm giành một vụ sản xuất thắng lợi.

Nông dân Quỳnh Bảng( Quỳnh Lưu) tiếp tục sản xuất rau sau mưa lụt

Hai tháng qua mưa lụt liên tụcc đã làm hoa màu của bà con xã Quỳnh Bảng hư hỏng nặng phải gieo trỉa lại nhiều lần, thiệt hại hàng tỷ đồng tiền giống, phân bón. Tuy nhiên là vùng chuyên canh rau lớn phục vụ nhu cầu rau xanh cho nhân dân trong huyện, ngay khi trời tạnh ráo bà con nông dân lại tích cực ra đồng khắc phục lại những diện tích bị hư hỏng và sản xuất lại những luống rau mất trắng.

Cú trượt dốc của đại gia phân bón Con Trâu

Từng nằm trong top 3 về thị phần phân bón NPK nhưng hoạt động kinh doanh ngày càng sa sút do mất cân đối tài chính khiến thương hiệu nổi danh một thời dần tụt lại xa so với các đối thủ.

Phân bón không chịu thuế VAT - nông dân là người chịu thiệt?

Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đã xuất hiện các hệ luỵ liên quan đến quy định tưởng chừng như là ưu đãi này.

Chính sách thuế VAT mới đang “bóp chết” doanh nghiệp phân bón nội

"Luật 71 hướng đến giảm thuế giá trị gia tăng cho người nông dân mua phân bón, song đây chỉ là lợi ích ngắn hạn. Chính Luật này đã và đang bóp chết các doanh nghiệp phân bón trong nước, thúc đẩy và mở cửa cho nhập khẩu phân bón từ nước ngoài tràn vào Việt Nam".

9X sáng chế ra phân bón hiệu quả cao từ cây dã quỳ

Thấy bố mẹ và các hộ nông dân ở địa phương phải sử dụng nguồn phân bón đắt tiền, em Trần Hoàng Quân (sinh năm 1999) đã sáng tạo ra loại phân bón tự chế đơn giản, thân thiện môi trường và tiết kiệm chi phí từ cây dã quỳ.

Giúp nông dân Yên Thành nhận diện phân bón giả

Ngày 30/9, tại huyện Yên Thành, Công ty Phân bón Phú Mỹ phối hợp với Ban chỉ đạo Phòng chống Buôn lậu và Gian lận thương mại Quốc gia 389, Đài truyền hình Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo "Phân bón giả - Tác hại thật".

Cách một con sông nhưng gạo Việt "thua trắng" gạo Campuchia

“Đất Campuchia giống như Đồng bằng Sông Cửa Long Việt Nam, cách nhau một con sông nhưng gạo họ ngon hơn chúng ta, vì Campuchia nghiêm túc thực hiện quy trình sử dụng phân bón hữu cơ khép kín và các quy chuẩn về phân bón hợp lý”.

Một tháng bắt gần 40 vụ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Cục Hải quan Đồng Nai vừa có báo cáo về hoạt động kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thú y và thức ăn chăn nuôi giả. Kết quả lực lượng chức năng Đồng Nai đã phát hiện khoảng 40 vụ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Phát hiện cơ sở dùng hoá chất ép chín sầu riêng

Một hỗn hợp dung dịch gồm 40 lít nước, 500ml phân bón lá mang nhãn hiệu HPC-97HXN và một ít bột nghệ, các công nhân của cơ sở thu mua có thể “hô biến” khoảng 700 kg sầu riêng xanh thành sầu riêng chín. Dung dịch này cơ quan chức năng xác định không có trong danh mục chất được phép sử dụng trong chế biến nông sản.

Trái đắng ODA: Nhà máy trăm tỷ chết yểu, ‘bỏ của chạy lấy người’

Trong những năm qua, nhiều tỉnh thành đã vay vốn ODA để xây nhà máy “biến rác thành phân bón” quy mô hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng, đến nay, nhiều nhà máy lại lâm cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”, sản phẩm làm ra không bán được, nhà máy nằm 'đắp chiếu'. Trong khi đó, tiền đi vay thì không thể không trả.

Ai đã tước đoạt hàng ngàn tỷ đồng của nông dân?

Con số thiệt hại mỗi năm khoảng 2,6 tỷ USD được đưa ra tại Hội thảo “Phân bón giả, tác hại thật” do Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phối hợp với Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tổ chức ngày 2/7/2016 thực sự khiến chúng ta bàng hoàng, lo sợ.

Khiếp đảm phân giả bón cây ba tháng vẫn không tan

Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, phân bón giả, phân bón kém chất lượng còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về đời sống kinh tế của nông dân, ô nhiễm môi trường và suy giảm niềm tin vào thực phẩm Việt.

Phân bón 'nửa dơi, nửa chuột' tràn ngập thị trường, sao không bị xử lý?

Ngoài sự buông lỏng quản lí do kém hiểu biết hoặc cố tình lờ đi sai phạm, cũng phải nhìn nhận thực tế là lỗ hổng, bất cập vẫn còn nhiều tại phần quy định về phân trung vi lượng, phân bón khác trong các Nghị định như 113, 191 trước đây, Nghị định 202 của Chính phủ về quản lí phân bón mới đây. Lỗ hổng trong các nghị định này là xếp chung phân bón và chất cải tạo đất vào cùng danh mục.

TOP