AFP cho biết ngay sau khi có thông tin về vụ tấn công ngoài tòa nhà Nghị viện Anh, nhiều thành viên Quốc hội Scotland lập tức rời khỏi căn phòng, khiến cuộc họp bị đình trệ.
Đảng Dân tộc Scotland (SNP) và đảng Xanh dự định đạt được mục tiêu thông qua trưng cầu dân ý lần hai ngay trong cuộc họp Quốc hội lần này. Tuy nhiên, kế hoạch đã thay đổi.
Nhiều lãnh đạo đảng đối lập chia sẻ trên mạng xã hội rằng họ thấy "không phù hợp để tiếp tục cuộc họp" trong bối cảnh hiện tại.
An ninh tại tòa nhà Quốc hội Scotland cùng nhiều địa điểm khác trong thủ đô Edinburgh đã được thắt chặt ở mức tối đa.
"Đó chính là lý do chúng tôi rời khỏi phòng họp vì tình hình khi đó có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết sách sai lệch", đại diện đảng đối lập nói.
Chính quyền Scotland cũng yêu cầu tất cả tòa nhà cao tầng cảnh giác trước nguy cơ bị tấn công. Đặc biệt, người dân phải cẩn trọng khi đến và rời khỏi tòa nhà Quốc hội.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon, người vốn có chủ trương tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề rời khỏi Vương quốc Anh, đã bày tỏ niềm xót thương với các nạn nhân và muốn đoàn kết với London.
Trong một diễn biến khác, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer cho biết Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm về tình hình an ninh của Anh sau vụ tấn công ngày 22/3.
Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới cũng lên tiếng chỉ trích kẻ tình nghi khủng bố và khẳng định sự đồng cảm với nước Anh.
Trước đó, một người đàn ông lao ôtô vào người đi bộ trên cầu Westminster và dùng dao tấn công cảnh sát, khiến 5 người chết và 40 người khác bị thương.
Đảng Dân tộc Scotland (SNP) và đảng Xanh dự định đạt được mục tiêu thông qua trưng cầu dân ý lần hai ngay trong cuộc họp Quốc hội lần này. Tuy nhiên, kế hoạch đã thay đổi.
Nhiều lãnh đạo đảng đối lập chia sẻ trên mạng xã hội rằng họ thấy "không phù hợp để tiếp tục cuộc họp" trong bối cảnh hiện tại.
An ninh tại tòa nhà Quốc hội Scotland cùng nhiều địa điểm khác trong thủ đô Edinburgh đã được thắt chặt ở mức tối đa.
"Đó chính là lý do chúng tôi rời khỏi phòng họp vì tình hình khi đó có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết sách sai lệch", đại diện đảng đối lập nói.
Chính quyền Scotland cũng yêu cầu tất cả tòa nhà cao tầng cảnh giác trước nguy cơ bị tấn công. Đặc biệt, người dân phải cẩn trọng khi đến và rời khỏi tòa nhà Quốc hội.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon, người vốn có chủ trương tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề rời khỏi Vương quốc Anh, đã bày tỏ niềm xót thương với các nạn nhân và muốn đoàn kết với London.
Trong một diễn biến khác, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer cho biết Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm về tình hình an ninh của Anh sau vụ tấn công ngày 22/3.
Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới cũng lên tiếng chỉ trích kẻ tình nghi khủng bố và khẳng định sự đồng cảm với nước Anh.
Trước đó, một người đàn ông lao ôtô vào người đi bộ trên cầu Westminster và dùng dao tấn công cảnh sát, khiến 5 người chết và 40 người khác bị thương.
Tác giả bài viết: Thế Long
Nguồn tin: