Tại các cửa khẩu biên giới, các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua cửa khẩu phải được và thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
Chính quyền cấp xã tổ chức đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi công cộng; đường làng, ngõ xóm, khu nhốt động vật, sản phẩm động vật, nhập lậu. Việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch.
Cục Thú y cho biết, kết quả giám sát lưu hành virus cúm gia cầm tại các chợ gia cầm sống do đơn vị này phối hợp thực hiện năm 2016 tại 32 tỉnh, thành cho thấy nhiều nguy cơ bùng phát và lây lan dịch.
Theo đó, tỷ lệ phát hiện virus cúm gia cầm trên gà A/H5N6 là 1,89%, A/H5N1 là 0,94%; trên vịt đối với A/H5N6 là 6,7% và A/H5N1 là 1,63%. Trong khi đó, tỷ lệ phát hiện virus cúm gia cầm trong các mẫu môi trường đối với A/H5N6 là 2,97%, còn A/H5N1 là 2,07%.
Đây chính nguồn lây lan virus cúm thông qua các hoạt động mua bán, vận chuyển gia cầm. Ngoài ra, virus cúm A/H5N1, H5N6 còn tồn lưu trong môi trường, đàn chim hoang, chim di trú cũng như gia cầm nhập lậu, gây nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Theo Cục Thú y, hiện dịch cúm gia cầm đang xuất hiện tại 5 địa phương, với 6 ổ dịch: Bạc Liêu (cúm A/H5N1, tại huyện Phước Long); Nam Định (2 ổ dịch H5N1 ở huyện Nam Trực); Quảng Ngại (cúm A/H5N6 ở huyện Đức Phổ); Sóc Trăng (dịch A/H5N1 tại huyện Mỹ Tú) và Đồng Nai (1 ổ dịch H5N1 ở huyện Long Thành).
Tác giả bài viết: Phạm Anh
Nguồn tin: