LTS: Các cuộc thi trong ngành giáo dục ngày nay đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều thầy cô và học sinh.
Thầy giáo Nguyễn Văn Lự cho rằng những cuộc thi "thật là giả, giả là thật" cần sớm được loại bỏ ngay để đảm bảo tính trung thực và giữ được niềm tin của mọi người.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Hiện nay, nước ta liên tục các cuộc thi được tổ chức theo Kế hoạch. Cuộc thi chưa bắt đầu tính giờ, chúng ta đã đọc được ngay những dòng có sẵn trong biên bản thư ký Hội đồng:
“Kỳ thi tổ chức theo thành công, đúng kế hoạch, diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và không có trường hợp vi phạm”.
Bên cạnh các cuộc thi nghiêm túc và không thể không có vẫn còn những cuộc thi “thật là giả, giả là thật”. Những cuộc thi này cần được loại bỏ ngay để làm cho văn hóa thi trong sáng và thiêng liêng theo nguyện vọng của toàn dân.
Hằng năm, người lớn đến người bé (không riêng ngành Giáo dục) đều được làm thí sinh các kỳ thi “đúng quy trình Cốc mò, cò xơi”.
Theo thành ngữ dân gian, con chim cốc mò bắt tôm, cua, cá cho con cò ăn, cốc không được ăn.
Suy rộng ra, người này làm cho người khác hưởng thành quả; người này làm thay, làm giúp người kia, vất vả cực nhọc nhưng không được hưởng thành quả (khác với thuê trả công).
Thi cũng thế, thí sinh được tất cả các quyền lợi, đỗ đạt, thăng tiến, còn người vắt óc và vắt sức làm bài thi, làm sản phẩm thi là người khác, không được gì.
Trong giáo dục, kiểu thi đó phổ biến, dễ thấy hơn các ngành nghề khác. Thầy cô giáo kính mến, hết lòng vì học sinh thân yêu đã làm tất cả cho thí sinh, thí sinh chỉ diễn vai đúng quy trình, dự thi, làm bài, ký nộp bài là xong.
Thầy giáo Nguyễn Văn Lự cho rằng những cuộc thi "thật là giả, giả là thật" cần sớm được loại bỏ ngay để đảm bảo tính trung thực và giữ được niềm tin của mọi người.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Hiện nay, nước ta liên tục các cuộc thi được tổ chức theo Kế hoạch. Cuộc thi chưa bắt đầu tính giờ, chúng ta đã đọc được ngay những dòng có sẵn trong biên bản thư ký Hội đồng:
“Kỳ thi tổ chức theo thành công, đúng kế hoạch, diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và không có trường hợp vi phạm”.
Bên cạnh các cuộc thi nghiêm túc và không thể không có vẫn còn những cuộc thi “thật là giả, giả là thật”. Những cuộc thi này cần được loại bỏ ngay để làm cho văn hóa thi trong sáng và thiêng liêng theo nguyện vọng của toàn dân.
Hằng năm, người lớn đến người bé (không riêng ngành Giáo dục) đều được làm thí sinh các kỳ thi “đúng quy trình Cốc mò, cò xơi”.
Theo thành ngữ dân gian, con chim cốc mò bắt tôm, cua, cá cho con cò ăn, cốc không được ăn.
Suy rộng ra, người này làm cho người khác hưởng thành quả; người này làm thay, làm giúp người kia, vất vả cực nhọc nhưng không được hưởng thành quả (khác với thuê trả công).
Thi cũng thế, thí sinh được tất cả các quyền lợi, đỗ đạt, thăng tiến, còn người vắt óc và vắt sức làm bài thi, làm sản phẩm thi là người khác, không được gì.
Trong giáo dục, kiểu thi đó phổ biến, dễ thấy hơn các ngành nghề khác. Thầy cô giáo kính mến, hết lòng vì học sinh thân yêu đã làm tất cả cho thí sinh, thí sinh chỉ diễn vai đúng quy trình, dự thi, làm bài, ký nộp bài là xong.
Các kì thi thật giả lẫn lộn đang khiến nhiều người mệt mỏi. (Ảnh minh họa: Tuoitre.vn)
Những cuộc thi tuyệt vời như thế đã, đang và còn diễn ra từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ lĩnh vực lý luận, khoa học nghiêm túc đến lĩnh vực tìm hiểu văn bản quy phạm; từ người thành đạt đến mới học những bài đầu tiên tiểu học…
Mỗi người Việt, theo quy trình hiện hành, càng nhiều bằng cấp, chứng chỉ càng chắc, càng đảm bảo cho sự an toàn hay thăng tiến hơn là ghi nhận đẳng cấp tri thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm.
Cuộc đua thi xem ra càng gay gắt, quyết liệt và độ ảo ngày càng tinh vi hơn, kín kẽ hơn, đúng quy trình hơn.
Chúng tôi, không thể kể hết các cuộc thi sôi động suốt năm mà chỉ chép ra theo một vài kiểu thi dựa vào sự gần gũi về mục đích và kết quả.
1. Kỳ thi học cấp tốc, thi cấp tốc, chứng chỉ cấp tốc, chất lượng tốc.
2. Kỳ thi vừa học vừa làm, học thật, thi giả, bằng cấp thật, chất lượng giả.
3. Kỳ thi học chính quy, học thật, thi thật, bằng cấp thật, chất lượng giả.
4. Kỳ thi nghiên cứu, học tập làm giả, bằng thật, chất lượng giả.
5. Kỳ thi phổ biến văn bản, nghị quyết, chính sách làm giả, thành tích thật.
6. Kỳ thi tuyển dụng, thi tay nghề, thi chuyên môn, học cấp tốc, thi thật, bằng thật, chất lượng không thật…
Kỳ thi nhanh nhất là thi lấy Chứng chỉ, đủ màu đủ hạng. Người ta chỉ cần ghi danh, ký biên bản hồ sơ thi và cùng lắm là dự thi đúng quy trình.
Nội dung bài thi hoặc có tài liệu gài kèm để chép vào bài thi hoặc bỏ trống. Các chuyên gia cùng nhân viên và người ký chứng chỉ sẽ hoàn tất.
Chứng chỉ Tin học Văn phòng và Ngoại ngữ B2 (theo văn bản TT 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) với giá phải chăng, cần bao nhiêu có bấy nhiêu, vài hôm là xong miễn là người đó cần.
Nhiều thầy cô chưa biết thao tác máy tính, chưa biết đọc tiếng Anh nhưng đã sở hữu Chứng chỉ đỏ, loại giỏi, loại khá!
Các cuộc tập huấn, vài ba ngày ồn ào, đông vui cho mất thời giờ, rồi hàng loạt chứng nhận, chứng chỉ được chụp dấu thật, người thật, trên phôi thật và đó là kết quả thật. Không có ai trượt.
Hàng chục, vài chục chứng chỉ nằm im trong Hồ sơ cán bộ. Viên chức, công chức không ai không có và ai cũng hiểu rất ảo khi xếp vào đó để chờ đợi lúc nó phát lộ ý nghĩa tác dụng.
Thi Bằng lái xe máy cũng là một kiểu siêu tốc; riêng bằng ô tô có chặt chẽ hơn nhưng khi bạn chạm vạch thì đương nhiên chuyên gia sẽ thi giúp.
Kỳ thi chậm chắc từng phần, khi học hàm thụ, tại chức hay tập trung theo quy trình vừa học vừa làm, đầu vào đã thoáng, đầu ra còn thoáng hơn.
Hàng trăm học trình, hành chục giáo trình, tài liệu, độ dài tính bằng cân chứ không tính trang. Không ai nhớ được, thuộc được, hiểu được cơ bản nội dung.
Quy trình học kết hợp với làm, kết hợp đi thực tế, nghĩa là cần giao lưu học hỏi và đôi khi cần, thi xong còn hát cho nhau nghe nữa.
Kỳ thi nào cũng căng thẳng, buổi học nào cũng điểm danh từng tiết, tài liệu loại nào cũng phát đủ, duy chỉ người thi phải có mặt thi, cùng lắm là nhân viên thi thay và thi đủ số bài, tóm lại tất cả các điều kiện phải đủ.
Tài liệu và điểm thi đã có người lo hết.
Dù có trượt vòng 1, vòng 2 sẽ qua, miễn là đủ điều kiện cần thiết! Những bài thi khó như Ngoại ngữ, triết học hay đồ án tốt nghiệp… khó mấy cũng dân đi thi liệu cũng xong.
Kỳ thi học tập trung, chính quy của một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chế tạo Bằng tốt nghiệp thật.
Không cần sinh viên đến học hoặc học dồn ép mấy chục tiết trong một buổi hoặc học từ xa, thi từ xa nhưng đều có bằng xịn thật 100%.
Chục năm lại đây, theo con số báo chí đưa, chúng ta đã phổ cập Đại học cho hầu hết giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, cán bộ xã phường, cán bộ, nhân viên nhà nước.
Thậm chí, xu hướng phổ cập thạc sĩ sẽ đạt 60-80% trong vài năm tới, và nếu tính cả số người có bằng mà chưa có việc làm thì còn nhiều nữa!
Như thế, sử sách hiện ra dòng từ lộng lẫy về dân trí người Việt: ngót trăm triệu dân, tỉ lệ phổ cập trên đại học xx%, đại học, cao đẳng xxy%, phổ cập THCS, THPT, chỉ số IQ, xếp thứ 8 thế giới...
Thế mà không ít công chức có số lại nói liều “dân trí ta còn thấp”. Người ta chỉ công nhận ngầm thí sinh không biết làm bài, không có chút kiến thức nào làm bài nhưng vẫn thừa nhận đỗ đạt công khai.
Đồng chí nào cần bằng cấp để quy hoạch nguồn thì kiểu loại nào cũng đủ, cần gấp cũng có ngay. Hệ thống nhà trường từ phổ thông đến học nghề tìm cả ngày không thấy thí sinh bị trượt, bị lưu ban.
Thí sinh làm sai, hay không làm được bài, đã có người khác làm thay cho đến đỗ. Phao thi, bởi thế trở thành thị trường béo bở, vừa kích thích sản xuất, nhập khẩu giấy, vừa tạo thu nhập và việc làm cho hàng nghìn người.
Có cầu ắt có cung, đội ngũ viết luận án, viết phao và thi hộ; đội ngũ giải bài chuyên nghiệp sống được bằng nghề trong cơ chế bắt buộc có bằng cấp, chứng chỉ.
Những cái tên Vân Tảo, Đồi Ngô đã kéo tuột bức màn để lộ đội ngũ chuyên gia đầu ngành bộ môn vô tình cài cắm lại điểm thi. Thí sinh không cần suy nghĩ làm bài mà chỉ chờ bài vào là chép theo kiểu cốc mò, cò xơi.
Một cuộc thi của giáo viên trung học phổ thông tháng 11/2016. (Ảnh: Văn Lự)
Kỳ thi nghiên cứu, học tập, trao đổi khoa học, nghiệp vụ trong nhà trường phổ thông hiện nay làm thật, thi thật hoành tráng, chứng nhận thật và được xếp hạng khen thưởng thật nhưng thật là giả, giả là thật.
Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn theo tinh thần của Công văn 3844/BGDĐT-GDTrH, 2016-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm hai năm học vừa qua, mục đích và nội dung rất thiết thực.
Các nhà trường đã thực hiện theo đúng quy trình: phân công một hoặc nhóm thầy cô tìm đề tài, triển khai và hoàn thành; hội đồng chấm, đánh giá, nghiệm thu theo từng cấp; rồi hoàn thiện nộp cấp Phòng, cấp Sở và cấp Quốc gia.
Học sinh đứng tên đề tài, thường là các em khá giỏi, suốt ngày đi học chính khóa, chuyên đề, học thêm lấy đâu ra thời gian để nghiên cứu, tìm tư liệu và thực nghiệm, tổng hợp, nhận xét.
Nhiều đề tài đọc mà giật mình, tim đập loạn xạ. Học sinh viết như luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ chuyên ngành phải "vái cả nón".
Bạn tôi kêu khổ nhất là phải chấm hàng tuần, hàng ngàn bài thi cấp Tiểu học, hàng trăm bài cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trên mạng internet nhiều lắm, na ná giống nhau…
Không ai không biết tác giả là đội ngũ thầy cô giáo chuyên môn tốt, trong đó có cả các giám khảo đang chấm, nhưng vẫn buộc phải tin là học trò làm, thầy cô chỉ hướng dẫn.
Đó có phải là điều bí mật được giấu kỹ trong lòng thầy, giấu kỹ trong khuôn mặt ngây thơ của cô cậu học trò, chủ đề tài.
Thực tế, cán bộ cũng biết, giáo viên biết, học trò cũng hiểu mà tất cả guồng máy thi từ đầu đến cuối chạy trơn tru.
Cứ làm và vẫn khen, vẫn công nhận?
Thầy viết hay trò viết và chúng ta thi để làm gì? Thi cho ai khi người trong cuộc không muốn mình giả dối?
Một kỳ thi nữa cũng rất tốn công sức và tốn tiền của trường, của cá nhân thầy cô và gia đình thí sinh. Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học mấy năm nay cũng theo quy trình như thế.
Nhà trường giao trách nhiệm từ khi kết thúc năm học và giáo viên tìm kiếm đề tài rồi bắt tay làm từ A đến Z; báo cáo, hội đồng chấm và đồng nghiệp giúp hoàn thiện.
Thầy cô sau khi làm thành công, làm lại tỉ mỉ từng khâu, từng việc nhiều lần để học sinh xem và thực nghiệm lại toàn bộ; viết thành bài giới thiệu, giao học sinh chủ đề tài đọc, học thuộc lòng và diễn xuất thành thục.
Nhà trường chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, còn lại gia đình và thầy cô đầu tư, chi trả. Hình thức và quy mô, quy trình thi, không ai tin là giả, làm kín nhẽ thế giả ở chỗ nào được?!
Trong khu vực thi, chỉ có học sinh và ban giám khảo, nghe thuyết minh và trả lời câu hỏi, làm sao nghi ngờ nổi!? Khi được đi tiếp, lại thêm đầu tư và hoàn thiện, các diễn viên học trò diễn xuất thuyết phục hơn.
Theo tỉ lệ quy chế ghi, Ban tổ chức xếp giải, kết quả là thật, học sinh nghiên cứu thật, đương nhiên phải khen thật, trao giải thật.
Như vậy, quá trình thi kiểu này, theo tôi, chỉ khâu chấm và trao giải, duy nhất một khâu cuối, bày ra trước ống kính thiên hạ là có thứ thật tin là thật.
Không ai dám nghĩ người ta có thể thu xếp được giải nhưng vẫn thấy có những cuộc giao lưu, cho thêm hiểu nhau trước khi cuộc trình diễn bắt đầu.
Ví thử có người Dơi (siêu nhân) muốn kiểm chứng thật giả, chỉ cần đối chiếu thời gian trong tài liệu minh chứng in rõ ràng kèm theo sản phẩm sẽ thấy lộ nhiều trùng lặp, nhầm lẫn.
Học sinh trong một thời điểm không thể phân thân vừa học trên lớp (sổ đầu bài ghi lớp đủ), vừa thi kiểm tra (bài thật, điểm thật trong sổ điểm) để đi chỗ này chỗ khác, thậm chí vài chục km, hoặc đến nơi khó khăn, đến phòng thí nghiệm của cơ quan X,Y,Z để thực nghiệm và ghi chép.
Học sinh nước ta đa số không đam mê nghiên cứu, suốt tuần học không còn thời gian nghỉ ngơi.
Nhiều thứ mắt thầy cô chưa từng nhìn thấy làm sao trò biết thao tác xử lý, biết sử dụng thiết bị công nghệ đòi hỏi trình độ chuyên môn!
Ngay các giáo viên cũng còn mệt mỏi, ngày đêm đi lại, làm nhiều lần, sửa chữa, hoàn thiện mới xong.
Chúng ta ngộ tưởng giáo viên hoặc chuyên gia chỉ hướng dẫn, gợi mở, giúp đỡ toàn diện theo văn bản của Bộ Giáo dục.
Sự thật không phải như vậy. Giáo viên chính là tác giả, người làm tất cả, còn học sinh chỉ bắt chước làm theo, đứng tên chủ đề tài, trực tiếp diễn và thuyết minh.
Thầy nghiên cứu hay trò nghiên cứu và nghiên cứu theo cách đó để làm gì?
Cả hai câu hỏi, từ quan chức giáo dục đến giáo viên đều trả lời được. Người nhận giải thưởng là học trò chứ không phải thầy cô!
Người viết không thể đưa ra bằng chứng như thầy Khoa nhưng ai muốn biết sự thật hãy hỏi ngay các chủ đề tài hoặc các nhà giáo và phụ huynh.
Điều quan trọng là biết sự thật để làm gì? Thành thử, chia sẻ với độc giả về kiểu thi giả là thật, thật là giả như một tiếng nói từ cơ sở để người có trách nhiệm dừng lại những cuộc thi làm khổ bao thế hệ thầy giáo, cô giáo và học trò.
Chúng ta muốn chấn hưng giáo dục nước nhà, trước hết hãy nhìn lại các cuộc thi và kiên quyết bỏ ngay, nếu đó là kỳ thi thầy làm cho học trò hưởng, những cuộc thi thầy trò mất nhiều hơn được.
Ngày 22/12/2016, Bộ Giáo dục đã chính thức phát lệnh rà soát để chấn chỉnh tất cả các cuộc thi như tín hiệu vui cho cả thầy và trò, phụ huynh và xã hội các cấp học.
Công văn ghi rõ:
“Mục tiêu của việc rà soát là loại bỏ những cuộc thi không thiết thực, tạo áp lực với học sinh, giáo viên và các nhà trường, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học, gây băn khoăn cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội”.
Chừng nào báo cáo của các cơ sở gửi Bộ chỉ còn 01 trang giấy A4, và chỉ nêu mỗi cái sự giả trong những cái sự thật của các cuộc thi kia thì tiếng cười của cụ Tú Xương từ hơn thế kỷ trước sẽ hết ý nghĩa: “Thi thế mà cũng thi/ Ối khỉ ơi là khỉ!"
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Lự
Nguồn tin: