Được xem là trung tâm đầu mối buôn bán đào tết ở các huyện vùng cao: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp… thuộc tuyến QL 48, xã Tri Lễ như một chợ đào khổng lồ vào dịp giáp tết. Ảnh: Hồ Phương |
Đào mốc được xem là một trong những "đặc sản" của xã Tri Lễ. Hàng năm có hàng ngàn cành đào được người dân xã biên giới này mang xuống khu vực trung tâm xã bày bán. Ảnh: Hồ Phương |
Năm nay là năm mất mùa của đào cảnh Tri Lễ, mặc dù vậy, vẫn có những cành đào đẹp, đáp ứng nhu cầu của giới chơi đào tết ở trong khu vực và cả nước. Ảnh Hữu Vi |
Hoa của đào đá thường có cánh rộng, lâu rụng, màu sắc tươi tắn, được giới chơi đào ưa dùng. Ảnh: Hồ Phương |
Giá đào năm nay tăng cao so với những năm trước. Giao động từ vài triệu đền vài chục triệu đồng. Cá biệt, có cành giá 40 triệu đồng đã được một đại gia ở thành phố Vinh săn và đưa về xuôi cách đây 3 ngày. Ảnh: Hồ Phương |
Lên chợ đào Tri Lễ, du khách gần xa còn được chiêm ngưỡng những chú gà rừng, là con vật thiết thân, gắn bó với đồng bào Mông ở các xã vùng núi cao miền Tây Nghệ An. Ảnh Hữu Vi |
Không chỉ có những cành đào tiền triệu, ở chợ đào Tri Lễ còn có cả một bức tranh văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông trong dịp tết đến. Trong ảnh, những người phụ nữ đồng bào Mông địu con ra chợ bán đào. Ảnh Hữu Vi |
Thời tiết giá lạnh, những người buôn bán đào tranh thủ ngồi bên bếp lửa để sưởi ấm. Ảnh: Hồ Phương |
Hai người dân đang bó cành đào mà mình vừa tậu được để mang về. Cành đào này có giá hơn 1 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương |
Những chuyến xe tải chở đầy đào đang nối đuôi nhau về xuôi. Việc bán đào đang mang lại một khoản thu nhập không nhỏ cho người dân đồng bào dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú ở xã biên giới Tri Lễ. Ảnh: Hữu Vi |
Tác giả: Hồ Phương - Hữu Vi
Nguồn tin: Báo Nghệ An