Báo Thương hiệu & Công luận nhận được đơn thư của ông Bùi Văn Tư tại xóm Hòa Hiệp, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An kiến nghị về việc gia đình ông cho hàng xóm mượn phần diện tích đất hợp pháp của mình nhưng bỗng mất đất một cách khó hiểu.
Theo như ông Bùi Văn Tư trình bày, năm 1990 vợ chồng ông được cha mẹ đẻ để lại một thửa đất, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ngày 14/01/1995 mang số thửa 66, tờ bản đồ số 3, có diện tích 520m2, tại xóm Hòa Hiệp, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương. Liền kể với thửa đất của ông Tư là thửa đất của gia đình ông Nguyễn Đình Hiệu, cùng tờ bản đồ số 3, diện tích 400m2.
Theo đó, trên diện tích đất nhà ông Bùi Văn Tư có phần diện tích được đào ao để thả cá, do chưa có điều kiện để làm nhà và canh tác trên phần diện tích đất đó, nên ông Nguyễn Đình Hiệu đã thương lượng với ông Tư mượn phần diện tích ao cá nằm trong thửa đất đã cấp (GCNQSDĐ) của ông Tư để canh tác, do chưa có nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế chưa làm nhà và vốn chăn nuôi, ông Tư đã nhất trí để cho gia đình ông Hiệu mượn phần diện tích ao của mình, vì nghĩ hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn” nên ông Tư đã chủ quan, vô tư, cho mượn phần diện tích đó mà không cần hợp đồng, giấy tờ, văn tự, mọi thỏa thuận đều bằng miệng với nhau.
Sau khi đã mượn phần diện tích ao cá của ông Tư phục vụ vào việc thả cá. Hai năm đầu, ông Hiệu đã có thu nhập khá từ việc canh tác trên phần diện tích ao được ông Tư cho mượn nên đã trả lợi tức cho gia đình ông Tư hàng năm 120kg lúa. Đến năm 2001, do nhu cầu cần sử dụng phần diện tích đất cho mượn, ông Tư đòi lại thửa đất của mình, nhưng ông Hiệu không chịu trả lại.
Do nghĩ đến tình hàng xóm láng giềng, ông Tư đã nhiều lần yêu cầu được giải quyết trên tinh thần tình cảm, ổn thỏa đôi bên để không mất tình mất nghĩa. Tuy nhiên ông Hiệu một mực không trả lại và tiến hành xây dựng tường bao trên phần đất hợp pháp của nhà mình. Năm 2002, ông Tư buộc phải gửi đơn lên UBND xã Hòa Sơn để nhờ giải quyết, nhưng mãi không có kết quả.
Đáng nói, mặc dù đang là đất tranh chấp, chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng, nhưng ông Hiệu đã ngang nhiên làm nhà chăn nuôi và các công trình phụ trên đó. Đến năm 2011, ông Tư tiếp tục có đơn yêu cầu UBND xã Hòa Sơn và UBND huyện Đô Lương giải quyết, buộc ông Hiệu trả lại đất nhưng vẫn không được giải quyết thỏa đáng.
Chính bởi vậy, ông Bùi Văn Tư đã khởi kiện lên Tòa án Nhân dân huyện Đô Lương và Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An để được giải quyết. Tại bản án của Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã trích lời của vị đại diện của UBND huyện Đô Lương do ông Trần Kim Đoàn trình bày, đã chỉ ra những lỗi thiếu sót của quá trình cấp GCNQSDĐ của địa phương.
Theo đó, Thửa đất mang số hiệu 66, tờ bản đồ số 3, diện tích 520m2, trong đó 300m2 đất ở và 220m2 đất vườn, tại xóm Hòa Hiệp, xã Hòa Sơn đã được UBND huyện Đô Lương cấp GCNQSDĐ ngày 14/01/1995 mang số E 0517456 cho ông Bùi Văn Tư, trong khi đó cũng cấp cho ông Nguyễn Đình Hiệu GCNQSDĐ chỉ khác phần diện tích 400m2 và số hiệu. Việc sai sót nói trên đã được vị đại diện của huyện Đô Lương thừa nhận tại phiên xét xử phúc thẩm của TAND tỉnh Nghệ An, với lý do, do sai sót trong quá trình đo đạc, vì khi đó, đoàn đo đạc chỉ đo theo hiện trạng sự dụng đất.
Một điều vô lý nữa là trên hồ sơ đất cũng như mọi lời thừa nhận tại các phiên tòa, ông Nguyễn Đình Hiệu đều cho rằng; ông được chính quyền địa phương cấp cho 400m2 đất. Tuy nhiên, hiện ông Hiệu đang quản lý và sự dụng 979m2 đất. Vậy tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy?, đất ở đó là từ đâu vẫn chưa được chính quyền địa phương và các cấp ban ngành làm rõ?.
Sự việc tưởng chừng như kết thúc êm đẹp và kết thúc chuỗi ngày tháng tranh chấp giữa hai hộ dân, khi tại Bản án sơ thẩm số 31/2013 ngày 30/9/2013 Tòa án Nhân dân huyện Đô Lương đã áp dụng điều 136 luật đất đai; điều 256 và điều 261 của bộ luật dân sự tuyên xử. Theo đó, buộc vợ chồng ông Nguyễn Đình Hiệu phải trả cho ông Bùi Văn Tư thửa đất tranh chấp. Vợ chồng gia đình ông Bùi Văn Tư đã tự nguyện hỗ trợ chi phí tháo dỡ và làm lại nhà bếp, cùng công trình phụ cho gia đình ông Hiệu với số tiền 8.000.000 đồng.
Thế nhưng không chấp thuận bản án mà TAND huyện Đô Lương tuyên, ngày 02/10/2013 gia đình ông Hiệu đã gửi đơn kháng cáo. Mặc dù qua nhiều phiên tòa xét xử, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng từ phía Tòa án.
Tuy nhiên hiện nay, gia đình ông Hiệu đã tự ý, ngang nhiên xây tường rào ngăn cách phần đất đang tranh chấp, mà theo gia đình nhà ông Tư, sự việc trên không thấy sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Bà Nguyễn Thị Phượng vợ ông Tư bức xúc chia sẻ: “Đất ở đây không phải thuộc vào sốt giá, tôi có thể cho không thửa đất hợp pháp của gia đình mình nếu như điều đó giúp hàng xóm láng giềng phát triển kinh tế. Bởi lẽ, chúng tôi mất công bao năm trời đi đòi công lý cho thửa đất sở hữu hợp pháp của gia đình cũng vì sự vô lý mà chúng tôi không thể ngờ tới. Chỉ mong rằng cơ quan chức năng nhìn nhận sự việc công tâm, khách quan để người dân chúng tôi có niềm tin vào công lý”.
Theo như ông Bùi Văn Tư trình bày, năm 1990 vợ chồng ông được cha mẹ đẻ để lại một thửa đất, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ngày 14/01/1995 mang số thửa 66, tờ bản đồ số 3, có diện tích 520m2, tại xóm Hòa Hiệp, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương. Liền kể với thửa đất của ông Tư là thửa đất của gia đình ông Nguyễn Đình Hiệu, cùng tờ bản đồ số 3, diện tích 400m2.
Theo đó, trên diện tích đất nhà ông Bùi Văn Tư có phần diện tích được đào ao để thả cá, do chưa có điều kiện để làm nhà và canh tác trên phần diện tích đất đó, nên ông Nguyễn Đình Hiệu đã thương lượng với ông Tư mượn phần diện tích ao cá nằm trong thửa đất đã cấp (GCNQSDĐ) của ông Tư để canh tác, do chưa có nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế chưa làm nhà và vốn chăn nuôi, ông Tư đã nhất trí để cho gia đình ông Hiệu mượn phần diện tích ao của mình, vì nghĩ hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn” nên ông Tư đã chủ quan, vô tư, cho mượn phần diện tích đó mà không cần hợp đồng, giấy tờ, văn tự, mọi thỏa thuận đều bằng miệng với nhau.
Sau khi đã mượn phần diện tích ao cá của ông Tư phục vụ vào việc thả cá. Hai năm đầu, ông Hiệu đã có thu nhập khá từ việc canh tác trên phần diện tích ao được ông Tư cho mượn nên đã trả lợi tức cho gia đình ông Tư hàng năm 120kg lúa. Đến năm 2001, do nhu cầu cần sử dụng phần diện tích đất cho mượn, ông Tư đòi lại thửa đất của mình, nhưng ông Hiệu không chịu trả lại.
Do nghĩ đến tình hàng xóm láng giềng, ông Tư đã nhiều lần yêu cầu được giải quyết trên tinh thần tình cảm, ổn thỏa đôi bên để không mất tình mất nghĩa. Tuy nhiên ông Hiệu một mực không trả lại và tiến hành xây dựng tường bao trên phần đất hợp pháp của nhà mình. Năm 2002, ông Tư buộc phải gửi đơn lên UBND xã Hòa Sơn để nhờ giải quyết, nhưng mãi không có kết quả.
Đáng nói, mặc dù đang là đất tranh chấp, chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng, nhưng ông Hiệu đã ngang nhiên làm nhà chăn nuôi và các công trình phụ trên đó. Đến năm 2011, ông Tư tiếp tục có đơn yêu cầu UBND xã Hòa Sơn và UBND huyện Đô Lương giải quyết, buộc ông Hiệu trả lại đất nhưng vẫn không được giải quyết thỏa đáng.
Chính bởi vậy, ông Bùi Văn Tư đã khởi kiện lên Tòa án Nhân dân huyện Đô Lương và Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An để được giải quyết. Tại bản án của Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã trích lời của vị đại diện của UBND huyện Đô Lương do ông Trần Kim Đoàn trình bày, đã chỉ ra những lỗi thiếu sót của quá trình cấp GCNQSDĐ của địa phương.
Theo đó, Thửa đất mang số hiệu 66, tờ bản đồ số 3, diện tích 520m2, trong đó 300m2 đất ở và 220m2 đất vườn, tại xóm Hòa Hiệp, xã Hòa Sơn đã được UBND huyện Đô Lương cấp GCNQSDĐ ngày 14/01/1995 mang số E 0517456 cho ông Bùi Văn Tư, trong khi đó cũng cấp cho ông Nguyễn Đình Hiệu GCNQSDĐ chỉ khác phần diện tích 400m2 và số hiệu. Việc sai sót nói trên đã được vị đại diện của huyện Đô Lương thừa nhận tại phiên xét xử phúc thẩm của TAND tỉnh Nghệ An, với lý do, do sai sót trong quá trình đo đạc, vì khi đó, đoàn đo đạc chỉ đo theo hiện trạng sự dụng đất.
Một điều vô lý nữa là trên hồ sơ đất cũng như mọi lời thừa nhận tại các phiên tòa, ông Nguyễn Đình Hiệu đều cho rằng; ông được chính quyền địa phương cấp cho 400m2 đất. Tuy nhiên, hiện ông Hiệu đang quản lý và sự dụng 979m2 đất. Vậy tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy?, đất ở đó là từ đâu vẫn chưa được chính quyền địa phương và các cấp ban ngành làm rõ?.
Sự việc tưởng chừng như kết thúc êm đẹp và kết thúc chuỗi ngày tháng tranh chấp giữa hai hộ dân, khi tại Bản án sơ thẩm số 31/2013 ngày 30/9/2013 Tòa án Nhân dân huyện Đô Lương đã áp dụng điều 136 luật đất đai; điều 256 và điều 261 của bộ luật dân sự tuyên xử. Theo đó, buộc vợ chồng ông Nguyễn Đình Hiệu phải trả cho ông Bùi Văn Tư thửa đất tranh chấp. Vợ chồng gia đình ông Bùi Văn Tư đã tự nguyện hỗ trợ chi phí tháo dỡ và làm lại nhà bếp, cùng công trình phụ cho gia đình ông Hiệu với số tiền 8.000.000 đồng.
Thế nhưng không chấp thuận bản án mà TAND huyện Đô Lương tuyên, ngày 02/10/2013 gia đình ông Hiệu đã gửi đơn kháng cáo. Mặc dù qua nhiều phiên tòa xét xử, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng từ phía Tòa án.
Tuy nhiên hiện nay, gia đình ông Hiệu đã tự ý, ngang nhiên xây tường rào ngăn cách phần đất đang tranh chấp, mà theo gia đình nhà ông Tư, sự việc trên không thấy sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Bà Nguyễn Thị Phượng vợ ông Tư bức xúc chia sẻ: “Đất ở đây không phải thuộc vào sốt giá, tôi có thể cho không thửa đất hợp pháp của gia đình mình nếu như điều đó giúp hàng xóm láng giềng phát triển kinh tế. Bởi lẽ, chúng tôi mất công bao năm trời đi đòi công lý cho thửa đất sở hữu hợp pháp của gia đình cũng vì sự vô lý mà chúng tôi không thể ngờ tới. Chỉ mong rằng cơ quan chức năng nhìn nhận sự việc công tâm, khách quan để người dân chúng tôi có niềm tin vào công lý”.
Tác giả: K.Viến- H.Lĩnh
Nguồn tin: Báo Thương hiệu & Công luận
Nguồn tin: Báo Thương hiệu & Công luận