Cuộc sống

Mẹ nằm liệt giường, 6 con gái tranh nhau chăm sóc: Ai cũng tưởng bà có "của ăn của để", tìm hiểu sự thật liền rưng rưng nước mắt

Thay vì đùn đẩy nhau, 6 đứa con của bà cụ này giành nhau để được chăm sóc mẹ.

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái lớn lên hiếu thảo, có thể chăm sóc, đỡ đần mình khi về già. Thực tế, trẻ lớn lên có hiếu thảo hay không, phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ.

Mới đây, một cư dân mạng Trung Quốc thu hút sự chú ý khi kể câu chuyện của gia đình mình. Theo đó, bà ngoại của người này vì tai biến phải nằm 1 chỗ hai năm nay. Mọi việc từ ăn uống, vệ sinh cá nhân... của bà đều cần người giúp đỡ. 6 đứa con ở gần nhà cha mẹ, thay vì đùn đẩy thì giành nhau đưa mẹ về chăm. Ai cũng tranh nhau bày tỏ lòng hiếu thảo, vì sợ một ngày nào đó bà qua đời không còn cơ hội chăm sóc nữa. Cuối cùng, không ai chịu ai, họ quyết định chia nhau một ngày 1 gia đình sẽ chăm sóc mẹ.

Nhà bà luôn náo nhiệt, ngày nào con cái cháu chắt cũng đến thăm, nếu ở nhà có đồ ăn ngon sẽ đưa cho bà càng sớm càng tốt. Vào những ngày nghỉ lễ, mọi người đều đến nhà bà nấu ăn và cùng nhau ăn tối. Nhà bà ngoại nhỏ, không thể chứa nhiều người như vậy nên thường có rất nhiều trẻ em bưng bát đứng quanh bàn ăn. Dù vậy, không khí tràn đầy tình yêu thương.

Ảnh minh họa

"Trước đây, khi tôi nói về điều này, bạn bè luôn hỏi: Lương hưu của bà có cao lắm không? Chắc có nhiều của để dành lắm. Thật ra, bà ngoại tôi đã nghỉ hưu sau thời gian dài làm công nhân bình thường, thu nhập hàng tháng không đến 3.000 Nhân dân tệ. Nói thật, số tiền đó thậm chí còn không đủ cho chi phí y tế để trang trải nữa.

Có lần tôi tình cờ nghe được bà trò chuyện với người hàng xóm. Họ hỏi bà làm cách nào để dạy con hiếu thảo như vậy. bà ngoại nói không cần phải dạy nhiều, bà chỉ cần làm việc của mình là được. Vâng, đây là kinh nghiệm của người bà đã 85 tuổi của tôi. Cách tốt nhất để dạy con hiếu thảo chỉ là hai chữ: Làm gương".

Làm gương: Bài học về lòng hiếu thảo tốt nhất mẹ dạy cho con gái

Cô gái này cũng cho biết, trước đây cô không nghĩ mình là người hiếu thảo, phải đến khi nhiều bạn bè nói rằng cô biết nghĩ đến cha mẹ nhiều hơn, cô mới nhận ra điều này - bởi đây là giá trị mà cô đã thấy được từ khi còn là một học sinh. Đây là cách bố mẹ đối xử với người lớn và cô chỉ đang học hỏi từ họ. "Tôi tưởng mọi người đều như vậy, tôi đã quen với điều đó từ lâu, thậm chí tôi còn không cảm thấy mình làm tốt như thế nào", cô nói.

Cũng như 6 người con gái của bà cụ nói trên, họ hiếu thuận cha mẹ đến giây phút cuối đời vì nhìn cách cha mẹ mình đối xử với ông bà ngoại ngoại.

Hàng ngày họ thấy mẹ luôn cặm cụi nấu những món ngon, dễ ăn cho người bà răng đã yếu nên tự nhận thức được và dần hình thành tích cách hiếu thảo, quan tâm người thân, dù mẹ không nhắc về điều đó. Mỗi khi ông bà ốm đau, họ thấy mẹ luôn ở bên giường chăm sóc chu đáo.

Họ được mẹ hướng dẫn cách biết kính trên nhường dưới, biết quan tâm đến mọi người đặc biệt là ông bà. Khi người thân đau ốm bệnh hoạn cần cư xử như thế nào từ những việc đơn giản nhất. Được dạy biết hỏi thăm, an ủi động viên, thăm nom... khi có người thân cần sự giúp đỡ.

Mỗi khi người già khó tính, nhớ quên lẫn lộn, họ thấy mẹ kiên nhẫn lắng nghe, xoa dịu, chiều chuộng, không một lời trách cứ, giận hờn... Những hành động này đã được họ nhìn thấy và ghi nhớ.

Quả thật, cha mẹ chính là tâm gương cho con cái. Nếu muốn con hiếu thảo, biết ơn thì chính cha mẹ phải làm điều đó trước. Cha mẹ không thể dặn con ngoan ngoãn, hiếu thảo với mình, còn bản thân thì đối xử lạnh nhạt với ông bà. Trẻ nhìn vào ắt sẽ thắc mắc và cảm thấy không phục. Đôi khi, nhấn mạnh một điều gì đó ngàn lần, vạn lần thực sự không bằng việc sử dụng hành động thực tế. Sức mạnh của những hình mẫu luôn thực tế hơn việc nhấn mạnh bằng lời nói.

Tình cảm gia đình không thể mua đắt bằng tiền bạc. Lòng hiếu thảo thực sự nằm ở sự quan tâm và trách nhiệm mà cha mẹ gieo trồng trong từng câu nói, mỗi hành động hàng ngày, qua từng tháng năm âu yếm. Đó là bài học sâu sắc về tình thân, về cách con cái đáp đền công ơn dưỡng dục, không phụ thuộc vào giá trị vật chất mà bằng chính những giá trị tâm hồn được nuôi dưỡng qua thời gian.

Con cái là bản sao của cha mẹ, nếu bố mẹ không cung kính, hiếu thảo với người lớn tuổi trong gia đình thì trẻ sẽ ghi nhớ trong lòng. Lớn lên rất có thể trẻ sẽ noi gương xấu của cha mẹ. Phụ huynh bất hiếu đương nhiên sẽ nuôi dạy một đứa con bất hiếu. Cho nên đạo hiếu là truyền thống gia đình, khi than phiền con cái đối xử tệ với mình, chúng ta cũng nên nghĩ đến sự giáo dục và ảnh hưởng mà mình đã dành cho con cái.

Tác giả: HIỂU ĐAN

Nguồn tin: phunumoi.net.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP