Thời gian qua, nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả, năng lực tài chính vững chắc, Masan là một trong số ít doanh nghiệp huy động thành công trái phiếu. Cụ thể, Masan đã huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 600 triệu USD, bất chấp các biến động của thị trường. Khoản vay hợp vốn được bảo lãnh phát hành và thu hút 37 tổ chức tài chính quốc tế đăng ký vượt mức.
|
Trong đó, Masan vẫn thu hút được rất nhiều vốn đầu tư từ các quỹ và tổ chức tín dụng uy tín của thế giới như TPG, Quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi và SeaTown Holdings (350 triệu USD); SK Group; nhóm nhà đầu tư từ Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia - BPEA, một trong những quỹ đầu tư thay thế lớn nhất ở châu Á (400 triệu USD)... Hai lô trái phiếu Masan chào bán thành công ra công chúng vào cuối tháng 2/2023 với tổng giá trị 1.500 tỉ đồng có lãi suất khá thấp, chỉ ở mức 9,5%/năm cho năm đầu.
Tiêu dùng - bán lẻ là lĩnh vực ít phụ thuộc vào chu kỳ thị trường. Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững và khả năng tạo ra dòng tiền ổn định, đại diện Masan cho biết tự tin hoàn thành các cam kết thanh toán cho các kỳ hạn trái phiếu sắp tới.
Hệ thống cửa hàng Winmart + tại TP.HCM |
2023 được xem là năm đến hạn thanh toán trái phiếu của hàng loạt doanh nghiệp, ước tính tổng dư nợ trái phiếu đáo hạn năm 2023 là 252.000 tỉ đồng, trong đó quý II và quý III là điểm rơi với gần 160.000 tỉ đồng… Nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm tỉ trọng lớn nhất với 43% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm 2023, tương đương 107.700 tỉ đồng.
Theo sau là nhóm tài chính – ngân hàng với 31% tỉ trọng giá trị đáo hạn, tương đương 77.600 tỉ đồng tăng 24% so với cùng kỳ. Các ngành khác chiếm khoảng 26% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong 2023, với khoản 66.500 tỉ đồng tăng 126% so với cùng kỳ. Trước tình hình này, Nghị định 08 ra đời nhằm tạo cơ sở pháp lý để tổ chức phát hành thỏa thuận về việc điều chỉnh một số điều khoản của trái phiếu, đặc biệt là việc gia hạn thời điểm đáo hạn.
Nguồn tin: nguoiduatin.vn