Hiệp 2 chỉ còn đi bộ
Thực tế trên sân đã cho thấy U16 Việt Nam gặp rất nhiều vấn đề về thể lực. Ở 30 phút đầu tiên của hiệp 1, các cầu thủ Việt Nam đã thực hiện rất tốt đấu pháp đề ra. Nhưng sau bàn thua, ngoài sự dao động về tinh thần, các học trò của HLV Đinh Thế Nam còn có biểu hiện thể lực sút giảm.
Vào hiệp 2, như ông Nam phát biểu, cũng giống như trận đấu với Australia và Kyrgyzstan, U16 Việt Nam quyết định thay đổi nhân sự để chơi tấn công và hy vọng lật ngược thế cờ.
Nhưng dường như 45 phút còn lại, người ta thấy các cầu thủ chỉ đi bộ trên sân và U16 Việt Nam đã phải nhận thêm 4 bàn nữa, đành chấp nhận một trận thua toàn diện.
Có thể lý giải, toàn bộ các cầu thủ tinh thần đã xuống sau khi phải nhận thêm quá nhiều bàn thua đầu hiệp 2. Tuy nhiên, đấy chỉ là một phần, bởi các học trò của ông Đinh Thế Nam rất muốn tìm một bàn thắng danh dự song lực bất tòng tâm. Và họ đã phải rời sân trong nước mắt.
U16 Việt Nam thảm bại 0-5 trước U16 Iran.
Chuyện gì đã xảy ra?
Một thông tin được một thành viên của Ban huấn luyện xác nhận, trước trận tứ kết với 16 Iran, có đến cả chục cầu thủ của U16 Việt Nam dính các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
Trong số ấy, có những cầu thủ rất quan trọng như Khắc Khiêm, Quang Độ, Xuân Kiên, Thanh Bình… những người khỏe nhất đội cũng phải kiệt quệ vì… mất nước. Duy Khiêm, người ghi bàn thắng ấn định tỷ số 3-2 trong màn lội dòng nước ngược trước U16 Australia đã phải ngồi ngoài vì… tiêu chảy.
Đây rõ ràng là một câu chuyện hết sức đáng bàn và cả đáng trách. Vì sao? Vì rõ ràng chúng ta đã lường trước được chuyện ăn rất "khó nuốt" tại Ấn Độ, một nền văn hóa có ẩm thực hoàn toàn khác lạ so với Việt Nam.
Ấy vậy mà, các cơ quan hữu quan, mà cụ thể ở đây là LĐBĐ Việt Nam (VFF) lại không có chuẩn bị cho cuộc hành trình của U16 Việt Nam.
U16 Việt Nam bị "bỏ rơi" tại Ấn Độ?
Theo nguyên tắc, trước mỗi giải đấu, VFF sẽ (phải) cắt cử người đi tiền trạm để xem xét chỗ ở, chuyện ăn uống, đi lại, hay giấy tờ, thủ tục… cho đội tuyển.
Thế nhưng, không biết VFF có thực hiện đúng quy trình này không? Nếu không thì chẳng còn gì để bàn. Còn nếu có, lại phải đặt ra câu hỏi: Họ chỉ đến Ấn Độ "cưỡi ngựa xem hoa", chứ không phải là một chuyến đi tiền trạm, khảo sát đúng nghĩa.
Một giả thiết khác được đặt ra, có vẻ như VFF không tin U16 Việt Nam sẽ làm nên chuyện. Vì vậy, họ đã không có chuẩn bị cho cái ngày HLV Đinh Thế Nam và các học trò giật vé vào tứ kết giải châu Á và cách VCK World Cup chỉ đúng 1 trận đấu.
Nếu được chuẩn bị tốt hơn, U16 Việt Nam đã không phải ấm ức rời U16 châu Á.
Dĩ nhiên, nếu có được sự hỗ trợ đắc lực của VFF, chưa chắc U16 Việt Nam đã giành được chiếc vé tới VCK U17 World Cup 2017.
Tuy nhiên, qua việc này để thấy rằng, nếu có được sự chuẩn bị một cách chu đáo thì ít nhất U16 Việt Nam chẳng phải chia tay trong sự nuối tiếc và cả nỗi buồn không tên như tối qua.
Cần phải nói và nhắc lại cho rõ, trong bóng đá, nếu thắng thì được tung hô và thua rồi đổ tội cho hoàn cảnh là điều bình thường. Nhưng như đã đề cập, câu chuyện U16 Việt Nam vỡ mộng World Cup cần phải đưa ra để mổ xẻ một cách rạch ròi.
Chúng cần phải xem xét về những điều đang thiếu, yếu, lẫn trách nhiệm của các bên liên quan, thay vì "thi xong xuôi tất cả lại về" vốn như đã có tiền lệ trước đây.
Thực tế trên sân đã cho thấy U16 Việt Nam gặp rất nhiều vấn đề về thể lực. Ở 30 phút đầu tiên của hiệp 1, các cầu thủ Việt Nam đã thực hiện rất tốt đấu pháp đề ra. Nhưng sau bàn thua, ngoài sự dao động về tinh thần, các học trò của HLV Đinh Thế Nam còn có biểu hiện thể lực sút giảm.
Vào hiệp 2, như ông Nam phát biểu, cũng giống như trận đấu với Australia và Kyrgyzstan, U16 Việt Nam quyết định thay đổi nhân sự để chơi tấn công và hy vọng lật ngược thế cờ.
Nhưng dường như 45 phút còn lại, người ta thấy các cầu thủ chỉ đi bộ trên sân và U16 Việt Nam đã phải nhận thêm 4 bàn nữa, đành chấp nhận một trận thua toàn diện.
Có thể lý giải, toàn bộ các cầu thủ tinh thần đã xuống sau khi phải nhận thêm quá nhiều bàn thua đầu hiệp 2. Tuy nhiên, đấy chỉ là một phần, bởi các học trò của ông Đinh Thế Nam rất muốn tìm một bàn thắng danh dự song lực bất tòng tâm. Và họ đã phải rời sân trong nước mắt.
U16 Việt Nam thảm bại 0-5 trước U16 Iran.
Chuyện gì đã xảy ra?
Một thông tin được một thành viên của Ban huấn luyện xác nhận, trước trận tứ kết với 16 Iran, có đến cả chục cầu thủ của U16 Việt Nam dính các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
Trong số ấy, có những cầu thủ rất quan trọng như Khắc Khiêm, Quang Độ, Xuân Kiên, Thanh Bình… những người khỏe nhất đội cũng phải kiệt quệ vì… mất nước. Duy Khiêm, người ghi bàn thắng ấn định tỷ số 3-2 trong màn lội dòng nước ngược trước U16 Australia đã phải ngồi ngoài vì… tiêu chảy.
Đây rõ ràng là một câu chuyện hết sức đáng bàn và cả đáng trách. Vì sao? Vì rõ ràng chúng ta đã lường trước được chuyện ăn rất "khó nuốt" tại Ấn Độ, một nền văn hóa có ẩm thực hoàn toàn khác lạ so với Việt Nam.
Ấy vậy mà, các cơ quan hữu quan, mà cụ thể ở đây là LĐBĐ Việt Nam (VFF) lại không có chuẩn bị cho cuộc hành trình của U16 Việt Nam.
U16 Việt Nam bị "bỏ rơi" tại Ấn Độ?
Theo nguyên tắc, trước mỗi giải đấu, VFF sẽ (phải) cắt cử người đi tiền trạm để xem xét chỗ ở, chuyện ăn uống, đi lại, hay giấy tờ, thủ tục… cho đội tuyển.
Thế nhưng, không biết VFF có thực hiện đúng quy trình này không? Nếu không thì chẳng còn gì để bàn. Còn nếu có, lại phải đặt ra câu hỏi: Họ chỉ đến Ấn Độ "cưỡi ngựa xem hoa", chứ không phải là một chuyến đi tiền trạm, khảo sát đúng nghĩa.
Một giả thiết khác được đặt ra, có vẻ như VFF không tin U16 Việt Nam sẽ làm nên chuyện. Vì vậy, họ đã không có chuẩn bị cho cái ngày HLV Đinh Thế Nam và các học trò giật vé vào tứ kết giải châu Á và cách VCK World Cup chỉ đúng 1 trận đấu.
Nếu được chuẩn bị tốt hơn, U16 Việt Nam đã không phải ấm ức rời U16 châu Á.
Dĩ nhiên, nếu có được sự hỗ trợ đắc lực của VFF, chưa chắc U16 Việt Nam đã giành được chiếc vé tới VCK U17 World Cup 2017.
Tuy nhiên, qua việc này để thấy rằng, nếu có được sự chuẩn bị một cách chu đáo thì ít nhất U16 Việt Nam chẳng phải chia tay trong sự nuối tiếc và cả nỗi buồn không tên như tối qua.
Cần phải nói và nhắc lại cho rõ, trong bóng đá, nếu thắng thì được tung hô và thua rồi đổ tội cho hoàn cảnh là điều bình thường. Nhưng như đã đề cập, câu chuyện U16 Việt Nam vỡ mộng World Cup cần phải đưa ra để mổ xẻ một cách rạch ròi.
Chúng cần phải xem xét về những điều đang thiếu, yếu, lẫn trách nhiệm của các bên liên quan, thay vì "thi xong xuôi tất cả lại về" vốn như đã có tiền lệ trước đây.
U16 Việt Nam 0-5 U16 Iran
Hoa thơm bướm đậu Tại VCK U16 châu Á 2016, trưởng đoàn của U16 Việt Nam là ông Nguyễn Lân Trung (Nguyên Phó Chủ tịch VFF phụ trách truyền thông) nay là Phó trưởng Ban bóng đá phong trào đảm nhiệm. Ở một giải đấu lớn như VCK U16 châu Á, thật lạ lại không một quan chức có "tiếng nói" nào sát cánh cùng U16 Việt Nam. Thực tế, ông Trung là người rất giỏi ngoại ngữ, gần gũi mọi người… nhưng để đấu tranh, đòi hỏi chuyện ăn uống, di chuyển và tạo chỗ dựa tinh thần cho một đội bóng thì đấy không phải là điều có thể chờ đợi. Chính vì thế, người ta mới đặt ra một câu hỏi, phải chăng khi thấy được "đường binh", hay nói nôm na là hoa thơm thì bướm mới đậu? Chờ đọc: U16 Việt Nam vỡ mộng World Cup – kỳ 2: Bầu Đức, ông ở đâu? Nhật Bản đến Ấn Độ trước 3 tháng để chuẩn bị và họ đã có vé dự World Cup 2017 khi đánh bại UAE 1-0. Tại VCK U16 châu Á, các nước đạo hồi thắng thế nhờ quen khí hậu, thức ăn. Ngoài Iran , thì Iraq, Oman cũng tràn đầy cơ hội. Đến đây hẳn U16 Việt Nam ước được một người như bầu Đức, người từng đầu tư cả triệu đô cho U19 Việt Nam, mang đầu bếp sang tận các giải đấu và phục vụ tận răng. |
Tác giả bài viết: Khánh Sơn
Nguồn tin: