►90 trường hợp làm giả hồ sơ thương binh bị phát hiện
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ–TB&XH) Nghệ An ngày 4/11, cho biết đã ra quyết định đình chỉ trợ cấp thường xuyên và mọi chế độ ưu đãi đối với 90 trường hợp trên địa bàn tỉnh bị cho là thương binh giả. Thông tin trên được ông Nguyễn Đăng Dương, Phó giám đốc sở này xác nhận.
Theo ông Dương, động thái này được đưa ra sau khi có kết luận của đoàn thanh tra do Bộ LĐ–TB&XH phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thanh tra 22.000 hồ sơ thương binh các loại trên địa bàn Nghệ An.
Theo đó, đoàn thanh tra liên bộ chia làm hai đợt, đợt 1 làm việc từ tháng 4 đến tháng 10. Phần lớn 90 hồ sơ thương binh này trước đây được xác lập trên cơ sở bản sao quân nhân bị thương do các sư đoàn cấp. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho rằng trong danh sách quân nhân bị thương tại bản gốc vẫn còn lưu ở các đơn vị không có tên họ hoặc bị ghi chèn tên .
Hiện đoàn tiếp xem xét các hồ sơ còn lại. Theo một cán bộ trong đoàn, dự kiến sẽ còn nhiều hồ sơ thương binh giả bị phanh phui. Khi có kết luận cuối cùng sẽ công bố vào năm 2017.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ–TB&XH) Nghệ An ngày 4/11, cho biết đã ra quyết định đình chỉ trợ cấp thường xuyên và mọi chế độ ưu đãi đối với 90 trường hợp trên địa bàn tỉnh bị cho là thương binh giả. Thông tin trên được ông Nguyễn Đăng Dương, Phó giám đốc sở này xác nhận.
Theo ông Dương, động thái này được đưa ra sau khi có kết luận của đoàn thanh tra do Bộ LĐ–TB&XH phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thanh tra 22.000 hồ sơ thương binh các loại trên địa bàn Nghệ An.
Theo đó, đoàn thanh tra liên bộ chia làm hai đợt, đợt 1 làm việc từ tháng 4 đến tháng 10. Phần lớn 90 hồ sơ thương binh này trước đây được xác lập trên cơ sở bản sao quân nhân bị thương do các sư đoàn cấp. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho rằng trong danh sách quân nhân bị thương tại bản gốc vẫn còn lưu ở các đơn vị không có tên họ hoặc bị ghi chèn tên .
Hiện đoàn tiếp xem xét các hồ sơ còn lại. Theo một cán bộ trong đoàn, dự kiến sẽ còn nhiều hồ sơ thương binh giả bị phanh phui. Khi có kết luận cuối cùng sẽ công bố vào năm 2017.
Ông Cao Văn Thuận (bên phải) và ông Cao Trọng Côn, cùng 62 tuổi, ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An nằm trong danh sách 90 người bị cho là thương binh giả trong đợt kết luận thanh tra vừa qua của liên Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Quốc phòng: Ảnh: P.H.
Phó giám đốc sở LĐ-TB&XH Nghệ An cũng cho biết những trường hợp thương binh bị cho là giả trong kết luận đợt một sẽ bị đình chỉ hưởng mọi chế độ ưu đãi từ tháng 9. Không những thế, đoàn thanh tra còn yêu cầu phải truy thu toàn bộ số tiền đã cấp sai đối tượng từ trước đến nay gửi về tài khoản của bộ.
Theo thống kê, 90 trường hợp thương binh này chủ yếu được xác lập hồ sơ từ năm 2004. Từ đó đến nay, họ đã nhận tổng cộng hơn 16 tỷ đồng. Số tiền mỗi người đã nhận từ khoảng 120 triệu đồng đến hơn 200 triệu đồng.
Ông Dương cho rằng việc truy thu số tiền này là rất khó vì thành phần được hưởng chế độ phần lớn đã già yếu, hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, nếu giờ thu lại thì họ lấy đâu ra số tiền lớn như thế để trả cho nhà nước. Thêm vào đó, đến thời điểm hiện tại, nhà nước chưa có chế tài để xử lý những trường hợp không giao nộp lại tiền.
Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, những trường hợp bị đình chỉ trợ cấp và thu lại tiền vẫn có thể tự minh oan cho mình bằng cách đưa ra được các giấy tờ để chứng minh. Trong trường hợp chứng minh được, nhà chức trách sẽ phục hồi lại mọi chế độ cũng như truy lĩnh lại số tiền trong thời gian bị đình chỉ.
Năm 2014 thanh tra Bộ LĐ-TB&XH cũng đã tổ chức thanh tra ngẫu nhiên, phát hiện 195 hồ sơ bị cho là thương binh giả trên địa bàn tỉnh. Bộ này yêu cầu cấp dưới đình chỉ trợ cấp và truy thu toàn bộ số tiền khoảng 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay những người giao nộp lại tiền chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó phần lớn cũng chỉ nộp lại một khoản nhỏ so với số tiền đã nhận trong nhiều năm. |
Tác giả bài viết: Phạm Hòa
Nguồn tin: