Thiếu chân nhưng không thể thiếu học
Được sự hướng dẫn của cán bộ trường Tiểu học Sóc Đăng, PV báo Dân trí đã gặp gỡ, tiếp xúc và trò chuyện cùng cháu Phạm Phương Nam trong một buổi học trên lớp. Cậu học sinh dáng người nhỏ bé; thoạt đầu, trông em cũng giống như bao bạn cùng lớp, tóc cắt gọn gàng, mặc chiếc áo sơmi kẻ caro cũng đã sờn vải, em vẫn cặm cụi viết từng chữ, từng chữ thật chậm mà không hề chú ý tới sự xuất hiện của tôi. Nhưng khi nhìn xuống đôi chân của em, một cảm giác đau đớn vụt qua trong tâm thức chúng tôi.
Chiếc quần bò Nam mặc đã quá cũ, 1 ống quần buộc "thút nút" lên quá đầu gối, thầy cô và các bạn trong lớp thì đã quá quen thuộc với hình ảnh đó của Nam, mà không hề thấy ngạc nhiên hay chế nhạo em. Cô giáo chủ nhiệm Tăng Thị Kim Quân kể: “Cháu bị mất một chân là do tai nạn cách đây khoảng 1 năm trước, khi đang chơi cùng trẻ con ở trong xóm thì vô tình bị tảng xi măng ở cổng đổ vào chân. Bị thương rất nặng, cháu phải cắt bỏ phần xương từ giữa đùi trở xuống”.
Cuối lớp, có 2 chiếc nạng, đó chính là vật giúp em có thể đi lại bình thường, 2 chiếc nạng cũ đặt ngay ngắn cuối một lớp tiểu học, hình ảnh đó khiến nhiều người càng thấy xót xa thay. Ở cái độ tuổi mà nhẽ ra em được vô tư vui chơi, chạy nhảy tung tăng cùng bạn bè thì tuổi thơ của em lại gắn liền với cái nạng inox cũ ấy, còn cả cuộc đời dài phía trước của em sẽ ra sao?. Em còn quá nhỏ để có thể hiểu hết sức nặng cuộc đời đang đè lên đôi nạng chân ấy như thế nào?.
“Cháu không thấy đau, quen với chân như vậy rồi, cháu vẫn đi học như các bạn cùng lớp. Ngày nắng thì cháu đi bộ đi học hoặc đi nhờ bạn, ngày mưa thì bố cháu đưa cháu đi học. Sinh hoạt khó khăn quá thì nhờ bà hoặc nhờ bố ạ”. Lời chia sẻ hồn nhiên của cậu học Phạm Phương Nam, nhưng chứa đựng trong đó là cả một nghị lực phi thường, vượt qua nỗi đau, vượt qua mặc cảm để tới trường mỗi ngày.
“Lúc trái gió trở trời, cháu kêu gào đau, bà cũng đau ‘đứt từng khúc ruột’ chỉ biết ôm nó khóc cho quên cái đau đớn ấy. Về sau nhiều khi biết cháu đau lắm nhưng Nam, nó vẫn cố không kêu, cố gắng chịu đựng một mình, vì sợ bà khổ”
“Lúc trái gió trở trời, cháu kêu gào đau, bà cũng đau ‘đứt từng khúc ruột’ chỉ biết ôm nó khóc cho quên cái đau đớn ấy. Về sau nhiều khi biết cháu đau lắm nhưng Nam, nó vẫn cố không kêu, cố gắng chịu đựng một mình, vì sợ bà khổ”
Cô Quân chủ nhiệm chia sẻ thêm: “Nam rất chăm chỉ tới lớp. Ngạc nhiên hơn là bây giờ Nam đi nhanh cũng không kém các bạn trong lớp, các hoạt động sinh hoạt lớp, Nam tham gia rất vui vẻ. Thiếu 1 chân nhưng điều đó không hề làm cản bước đi vững chắc của em”.
“Nhà trường rất ưu ái, đặc biệt quan tâm tới trường hợp của em Nam. Chứng kiến hoàn cảnh như vậy, ai nỡ thu tiền của em, chỉ mong có tiền để góp thêm cho em bớt khổ. Nhà trường miễn học phí và các khoản đóng góp. Chúng tôi cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các em học sinh trong trường chung tay quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn cùng em và gia đình. Hi vọng giúp em được tới trường và hòa nhập cùng các bạn đồng trang lứa”. Thầy Nguyễn Bá Lượng hiệu trưởng Nhà trường thân mật chia sẻ.
Lớn lên cháu sẽ làm bác sĩ…
Tan trường, theo chân em Phạm Phương Nam về nhà, một lần nữa tôi lại phải thốt lên khi trông vào ngôi nhà của em, từ trong ra ngoài, từ trước ra sau, ngôi nhà không có gì giá trị ngoài chiếc ti vi 21inch cũ nát. Bức ảnh người mẹ xấu số, ánh mắt đượm buồn, khuôn mặt khắc khổ, hiện lên trên ban thờ ngay giữa gian nhà càng làm cho cảnh ngôi nhà thêm ảm đạm, đìu hiu. Bố Nam đi làm vắng nhà, bà ngoại và ông bà nội ở nhà, thay phiên trông nom, chăm sóc cho Nam.
Bà nội Trần Thị Thủ đã ngoài 70 tuổi, dáng người gầy guộc, lam lũ: “Bố nó đi làm thợ xây thuê cho người ta. Bà cháu ở nhà, trông vào mấy xào ruộng, con lợn con gà, mà sống qua ngày, không khá giả gì. Ở nhà có tôi với bà ngoại nó chăm. Thời gian đầu mới bị mất chân thì túc trực đỡ nó suốt, dần dần quen rồi cũng đỡ vất. Bây giờ sinh hoạt cá nhân, đi lại, ăn uống, tắm rửa cháu đều tự làm được”.
“Lúc trái gió trở trời, cháu kêu gào đau, bà cũng đau ‘đứt từng khúc ruột’ chỉ biết ôm nó khóc cho quên cái đau đớn ấy. Về sau nhiều khi biết cháu đau lắm nhưng Nam, nó vẫn cố không kêu, cố gắng chịu đựng một mình, vì sợ bà khổ”. Nước mắt lưng tròng, bà Thụ xót xa kể lại.
Số phận đã không may mắn đối với em, khi hàng ngày em không có được sự quan tâm hơi ấm của mẹ, sự dạy bảo của người cha, chỉ có ông bà già yếu ở bên cạnh sớm tối động viên, yêu thương cháu. Cũng vì thế mà từ nhỏ, Nam đã tập cho mình tính tự lập và học làm mọi việc, ngay cả khi mất một chân, em vẫn cố gắng tự làm mọi việc. Thậm chí em đã nhảy cò lò một chân để vừa đứng vững, vừa có thể giúp bà quét nhà, quét sân, nấu cơm, cho gà ăn và quan trọng nhất là em cố gắng tới trường mỗi ngày.
Đôi mắt Nam sáng bừng nhìn tôi như muốn gửi một ước nguyện là mong muốn tiếp tục được đi học. “Cháu sẽ cố gắng học, lớn lên làm bác sĩ, để chữa khỏi chân cho mình, chữa được bệnh đau lưng cho bà và có tiền nuôi cả gia đình”. Nhưng em cũng hiểu được rằng, gia đình mình hiện đang rất khó khăn nên chỉ mong sao bà luôn mạnh khỏe để em có người thân bên cạnh mình.
Ngồi kế bên Nam, nghe cháu chia sẻ ước mơ, bà nội Nam chỉ cười mà vuốt tóc cháu, đôi mắt bà lại tiếp tục nhìn ra phái cánh đồng xa xăm, hiện rõ lên sự đượm buồn cùng những nỗi niềm khắc khoải, trăn trở.
Tôi hiểu được nỗi lòng của bà như đang cầu mong một phép màu đến với cháu trai mình. Gắng dấu đi nỗi buồn của số phận, nén nước mắt vào trong, bà Thụ nghẹn ngào: “Nhà trường, thầy cô, bạn bè, động viên, giúp đỡ cháu nhiều lắm. Chỉ mong sao cháu Nam được đến trường học tốt, không vì hoàn cảnh gia đình mà cháu phải bỏ học giữa chừng, mong sau này có nghề kiếm việc làm tự nuôi sống bản thân.”
Ngày mai của em sẽ ra sao?. Tương lai của em sẽ như thế nào?. Khó nhọc ấy còn đeo bán cuộc đời em tới bao giờ?. Không ai có thể trả lời những câu hỏi ấy, ngoài chính sự nỗ lực không ngừng nghỉ của em mỗi ngày, “cậu bé có tinh thần thép”
Tác giả bài viết: Hà Cường
Nguồn tin: