Thông báo trên được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp Catalonia bỏ phiếu nhất trí độc lập khỏi Tây Ban Nha. Nghị quyết tuyên bố "lập ra nước Cộng hòa độc lập có chủ quyền" của Catalonia nhận được 70 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 2 phiếu trắng.
Ông Carles Puigdemont . (Ảnh: Express) |
Theo luật pháp Tây Ban Nha, tội danh nổi loạn có thể nhận án 30 năm tù. Hiện bên công tố còn chờ tòa án quyết định có chấp nhận cáo buộc đối với ông Puigdemont hay không.
Các biện pháp khẩn cấp
Thượng viện Tây Ban Nha đã ngay lập tức thông qua các biện pháp khẩn cấp để áp quyền lãnh đạo trực tiếp của chính phủ trung ương đối với Catalonia. Cơ quan này quyết định trao cho chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy quyền quản lý trực tiếp vùng này.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. (Ảnh: BBC) |
Theo Điều 155 của Hiến pháp Tây Ban Nha, các biện pháp khẩn cấp cho phép chính quyền Trung ương Madrid tạm thời tiếp quản trụ sở các cơ quan, cảnh sát, công quỹ và đài phát thanh, truyền hình của Catalonia.
BBC đưa tin, Thủ tướng Mariano Rajoy tuyên bố giải tán nghị viện Catalonia và yêu cầu bầu cử sớm. Ông nhấn mạnh, việc chính quyền Trung ương Madrid điều hành trực tiếp vùng tự trị này là cần thiết để "khôi phục trật tự".
Thủ tướng Rajoy cũng bãi nhiệm ông Carles Puigdemont cùng toàn bộ nội các.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Tây Ban Nha bùng nổ sau khi các quan chức Catalonia tổ chức trưng cầu dân ý độc lập, bất chấp phán quyết của Tòa Hiến pháp rằng làm như vậy là trái luật. Chính quyền Catalan nói trong số 43% cử tri tham gia có tới 90% ủng hộ độc lập. Những người khác tẩy chay bỏ phiếu sau phán quyết của Tòa.
Phản ứng của thế giới
Theo hãng tin Reuters, ngay sau khi Catalonia tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk khẳng định việc này không làm thay đổi điều gì, và EU sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền trung ương Tây Ban Nha.
Người dân Catalonia đổ ra đường mừng kết quả bỏ phiếu Tuyên bố độc lập. (Ảnh: Reuters) |
"Với EU, không có bất cứ điều gì thay đổi. Tây Ban Nha vẫn là bên đối thoại duy nhất của chúng tôi", ông Tusk viết trên Twitter và thúc giục Mandrid sử dụng "sức mạnh của lý lẽ, chứ không phải lý lẽ của vũ lực".
Mỹ cũng bày tỏ sự ủng hộ dành cho nỗ lực của Madrid duy trì một đất nước Tây Ban Nha thống nhất. Người phát ngôn Heather Nauert của Bộ Ngoại giao ở Washington ra thông điệp: "Catalonia là một phần không thể thiếu của Tây Ban Nha, và Mỹ ủng hộ các biện pháp của chính phủ Tây Ban Nha dùng các biện pháp hợp hiến để giữ cho Tây Ban Nha vững mạnh và thống nhất".
Trước đó, người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết nước này ủng hộ chính quyền Tây Ban Nha trong giải quyết bất đồng với giới chức Catalonia và hy vọng hai bên tận dụng đối thoại trong khuôn khổ hiến pháp Tây Ban Nha để xuống thang căng thẳng.
Ngoại trưởng Pháp nói rằng Hiến pháp Tây Ban Nha cần phải được tôn trọng và vấn đề Catalonia cần phải được xem xét.
Phát ngôn viên của chính phủ Anh khẳng định sự thống nhất của Tây Ban Nha cần phải được tôn trọng, đồng thời nhắc lại rằng tuyên bố độc lập của Catalonia xuất phát từ một cuộc bỏ phiếu mà Tòa Hiến pháp Tây Ban Nha đã tuyên bố là vi hiến.
Một số quốc gia châu Âu như Bỉ và Bồ Đào Nha cũng lên tiếng ủng hộ Madrid và kêu gọi giữ vững sự ổn định chính trị tại Tây Ban Nha.
Tác giả: Thanh Hảo
Nguồn tin: Báo VietNamNet