Theo đó, trong khi chăm bón vườn ngày cuối tuần (thứ bảy, 27.5), ông Dương Tuấn Anh đã phát hiện một con bướm có hình thù và màu sắc rất lạ. Trên lưng bướm có một hình đầu lâu, nhìn xa trông giống như gương mặt của một chú chó.
Điều kỳ lạ là loài bướm này, khi chạm vào cơ thể nó đã phát ra tiếng kêu rất nghe như gào thét.
Thấy lạ, ông Tuấn Anh đã nhốt lại "nuôi" và đưa hình ảnh lên facebook để tham khảo bạn bè.
Sau khi đưa lên mạng xã hội cùng với tham khảo bạn bè, các trang thông tin khoa học, ông mới biết đây là loài bướm kỳ lạ trong thế giới côn trùng có tên là bướm "thần chết” hay bướm "đầu lâu", loài bướm phổ biến ở châu Âu.
Theo trang tin khoa học của Nga (Globalscience.ru), loài bướm này trong cổ họng có một cơ quan đặc biệt, trong môi có một màng cứng bằng sừng (chitin) rung lên thành tiếng khi không khí đi qua. Âm thanh bướm đầu lâu phát ra khá lớn, nghe tựa như tiếng người gào thét.
Bướm đầu lâu có mặt khắp châu Âu, nơi mỗi độ hè về chúng lại từ châu Phi bay sang để sinh sản. Người ta thường gặp chúng không xa những cánh đồng khoai tây vì khi nở ra, ấu trùng của chúng (dưới dạng sâu róm) rất thích ăn lá cây này.
Khi ấu trùng lột xác thành bướm, thân chúng dài từ 4,6 đến 6cm, sải cánh khi căng ra dài tới 12cm. Khác các loài bướm khác, chúng có một chiếc vòi ngắn. Chúng không đậu trên hoa hút nhuỵ, mà thường “ăn cắp” mật đã luyện sẵn từ các đõ ong.
Theo nhận định của các nhà sinh vật học, sự xuất hiện của loài bướm “thần chết” ở Huế có thể do những biến đổi về thời tiết và khí hậu. Đặc biệt, trong tuần vừa qua, lần đầu tiên Huế có mưa dầm và se lạnh giữa mùa hè.
Điều kỳ lạ là loài bướm này, khi chạm vào cơ thể nó đã phát ra tiếng kêu rất nghe như gào thét.
Thấy lạ, ông Tuấn Anh đã nhốt lại "nuôi" và đưa hình ảnh lên facebook để tham khảo bạn bè.
Sau khi đưa lên mạng xã hội cùng với tham khảo bạn bè, các trang thông tin khoa học, ông mới biết đây là loài bướm kỳ lạ trong thế giới côn trùng có tên là bướm "thần chết” hay bướm "đầu lâu", loài bướm phổ biến ở châu Âu.
Theo trang tin khoa học của Nga (Globalscience.ru), loài bướm này trong cổ họng có một cơ quan đặc biệt, trong môi có một màng cứng bằng sừng (chitin) rung lên thành tiếng khi không khí đi qua. Âm thanh bướm đầu lâu phát ra khá lớn, nghe tựa như tiếng người gào thét.
Bướm đầu lâu có mặt khắp châu Âu, nơi mỗi độ hè về chúng lại từ châu Phi bay sang để sinh sản. Người ta thường gặp chúng không xa những cánh đồng khoai tây vì khi nở ra, ấu trùng của chúng (dưới dạng sâu róm) rất thích ăn lá cây này.
Khi ấu trùng lột xác thành bướm, thân chúng dài từ 4,6 đến 6cm, sải cánh khi căng ra dài tới 12cm. Khác các loài bướm khác, chúng có một chiếc vòi ngắn. Chúng không đậu trên hoa hút nhuỵ, mà thường “ăn cắp” mật đã luyện sẵn từ các đõ ong.
Theo nhận định của các nhà sinh vật học, sự xuất hiện của loài bướm “thần chết” ở Huế có thể do những biến đổi về thời tiết và khí hậu. Đặc biệt, trong tuần vừa qua, lần đầu tiên Huế có mưa dầm và se lạnh giữa mùa hè.
Tác giả: Bùi Ngọc Long
Nguồn tin: Báo Thanh niên
Nguồn tin: Báo Thanh niên