Bạn cần biết

Bị rết cắn nên làm gì?

Khi không may bị rết cắn, nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây trúng độc, có trường hợp dẫn tới tử vong.

Tất cả các loài rết đều có nọc độc, mức độ ngộ độc phụ thuộc vào kích thước của chúng, số lần đốt.

Triệu chứng tại chỗ là có 2 vết răng, từ nhẹ đến nặng như:

- Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.

- Gây yếu cơ tại chỗ

- Ngứa

- Phù

- Nổi hạch

- Có thể gây chảy máu nhưng thoáng qua.

Triệu chứng toàn thân:

- Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

- Thở nhanh, ho, đau họng

- Viêm hệ bạch huyết, hạch to

- Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Thời gian xuất hiện triệu chứng

Ngay sau khi bị cắn sưng đau sau đó giảm dần nhưng sưng có thể kéo dài 1-2 ngày. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày. Triệu chứng toàn thân nếu có kéo dài 4-5 giờ.

Nên tránh các khu vực ẩm thấp vì có thể có rết làm tổ.

Bị rết cắn nên làm gì?

Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim.

Đối với trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể. Chúng ta có thể dùng một số mẹo chữa rết cắn như: bôi chút dầu gió vào vết cắn, đắp tỏi giã nát, đắp rau sam giã nát, đắp củ gấu giã, hoặc đắp các loại lá như lá ớt, lá húng chanh... Dân gian còn có mẹo bôi vào vết cắn nước dãi gà.

Đối với trường hợp 2: Nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc thì bắt buộc phải đưa nạn nhân tới cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

Tác giả: L.N (tổng hợp)

Nguồn tin: Báo Infonet

  Từ khóa: rết cắn ,con rết

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP