Một ngày sau rằm, trên đường phố Hà Nội không còn biển hiệu quảng cáo bánh trung thu. Các cửa hàng di động được tháo dỡ, chỉ có các cửa hàng tạp hóa vẫn treo poster.
Trong khi đó, thị trường online lại lên cơn sốt với đủ các loại bánh của nhiều thương hiệu nổi tiếng, giá chỉ 15.000 – 20.000 đồng/chiếc.
Bánh nhân thập cẩm có xuất xứ Malaysia sau rằm được bán 22.000 đồng một chiếc loại 120 gram. Ảnh: Gia Linh
Chị Gia Linh (An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) đang rao bán bánh trung thu được cho là nhập khẩu từ Malaysia với giá chỉ 15.000 đồng/chiếc 60 gram, 22.000 đồng/chiếc 120 gram. Khách hàng có thể chọn mua bánh với đủ loại nhân đậu xanh, hạt sen, khoai môn, thập cẩm, sầu riêng, cốm...
“Bánh của công ty Malaysia, hết Trung thu họ bán thu hồi vốn. Khách mua nếu ăn không ngon cứ trả lại”, chị Gia Linh khẳng định.
Nhiều vị khách hàng sẵn sàng qua tận nhà chị Gia Linh để mua bánh, số khác gom mua với nhiều người để tiết kiệm chi phí chuyển hàng.
“Đến nhà thì 1 chiếc tôi cũng bán, nhưng giao tận nơi thì khách nội thành phải mua 5 chiếc trở lên, ngoại thành và các tỉnh phải 10 chiếc trở lên. Đến 16/10 bánh mới hết hạn sử dụng”, người bán này thông tin.
Trong khi đó, chị Mỹ Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay vừa mua được bánh Kinh Đô với giá chỉ 20.000 đồng/chiếc 150 gram. Chị Vũ Hiền Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ chị mua bánh Thu Hương chỉ 20.000 đồng/chiếc, trong khi trước rằm, các loại bánh này có giá thấp nhất là 40.000 đồng/chiếc.
Nếu như vào năm ngoái, tại các tuyến phố ở Hà Nội như Minh Khai (Hai Bà Trưng), khu công nghiệp Sài Đồng (Long Biên)…., các loại bánh không nhãn mác, thương hiệu bị cho là hàng ế của các hãng lớn được bày bán la liệt, công khai, thì năm nay tìm “đỏ mắt” cũng không thấy một cửa hàng đại hạ giá nào.
Ngay cả những người bán hàng qua mạng cũng chỉ giới thiệu chung chung bánh của Malaysia…chứ không dám chỉ đích danh thương hiệu.
Trao đổi với Zing.vn, nhiều hãng bánh lớn cho biết, năm nay lượng bánh tồn không nhiều do sản xuất có kế hoạch. Số ít dư thừa sau trung thu được thu hồi tặng nhân viên chứ không bán ra ngoài.
Khách gọi tới đường dây nóng hỏi mua bánh Kinh Đô, chị Xuyến, một nhà phân phối của thương hiệu này cho hay hiện đã hết hàng, không có chuyện bánh Kinh Đô đại hạ giá 20.000 đồng/chiếc.
“Sau Trung thu, Kinh Đô đã thu hồi bánh tồn về hết để tiêu hủy", chị Xuyến nói.
Trong khi đó, chị Thúy, nhân viên thuộc phòng bán hàng của Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, cho hay từ ngày 15/9 bánh của thương hiệu này đã không còn bán, dù loại mới nhất có hạn sử dụng tới ngày 10/10.
Nói về loại bánh được quảng cáo là của Hữu Nghị trên thị trường hiện nay bán với giá chỉ 15.000 đồng/chiếc, chị Thúy cho rằng có thể đó là hàng mua từ trước Trung thu không bán được, giờ đại hạ giá vì “công ty không có chính sách thu hồi”.
“Nhưng nếu bán với giá đó chắc chắn họ chịu lỗ để đẩy hàng, chứ loại rẻ nhất của công ty đã có giá 40.000 đồng/chiếc, còn bánh đặc biệt đến hơn 100.000 đồng/chiếc”, chị Thúy cho hay.
Về lượng bánh đã thu hồi, chị Thúy tiết lộ hiện công ty vẫn chưa có phương án xử lý.
“Như mọi năm thì có thể bán cho những người mua về làm thức ăn cho gia súc. Tức là chúng tôi bóc bánh ra và bán theo kg. Đó cũng là một cách tiêu hủy”, chị nói thêm.
Trong khi đó, thị trường online lại lên cơn sốt với đủ các loại bánh của nhiều thương hiệu nổi tiếng, giá chỉ 15.000 – 20.000 đồng/chiếc.
Bánh nhân thập cẩm có xuất xứ Malaysia sau rằm được bán 22.000 đồng một chiếc loại 120 gram. Ảnh: Gia Linh
Chị Gia Linh (An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) đang rao bán bánh trung thu được cho là nhập khẩu từ Malaysia với giá chỉ 15.000 đồng/chiếc 60 gram, 22.000 đồng/chiếc 120 gram. Khách hàng có thể chọn mua bánh với đủ loại nhân đậu xanh, hạt sen, khoai môn, thập cẩm, sầu riêng, cốm...
“Bánh của công ty Malaysia, hết Trung thu họ bán thu hồi vốn. Khách mua nếu ăn không ngon cứ trả lại”, chị Gia Linh khẳng định.
Nhiều vị khách hàng sẵn sàng qua tận nhà chị Gia Linh để mua bánh, số khác gom mua với nhiều người để tiết kiệm chi phí chuyển hàng.
“Đến nhà thì 1 chiếc tôi cũng bán, nhưng giao tận nơi thì khách nội thành phải mua 5 chiếc trở lên, ngoại thành và các tỉnh phải 10 chiếc trở lên. Đến 16/10 bánh mới hết hạn sử dụng”, người bán này thông tin.
Trong khi đó, chị Mỹ Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay vừa mua được bánh Kinh Đô với giá chỉ 20.000 đồng/chiếc 150 gram. Chị Vũ Hiền Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ chị mua bánh Thu Hương chỉ 20.000 đồng/chiếc, trong khi trước rằm, các loại bánh này có giá thấp nhất là 40.000 đồng/chiếc.
Nếu như vào năm ngoái, tại các tuyến phố ở Hà Nội như Minh Khai (Hai Bà Trưng), khu công nghiệp Sài Đồng (Long Biên)…., các loại bánh không nhãn mác, thương hiệu bị cho là hàng ế của các hãng lớn được bày bán la liệt, công khai, thì năm nay tìm “đỏ mắt” cũng không thấy một cửa hàng đại hạ giá nào.
Ngay cả những người bán hàng qua mạng cũng chỉ giới thiệu chung chung bánh của Malaysia…chứ không dám chỉ đích danh thương hiệu.
Trao đổi với Zing.vn, nhiều hãng bánh lớn cho biết, năm nay lượng bánh tồn không nhiều do sản xuất có kế hoạch. Số ít dư thừa sau trung thu được thu hồi tặng nhân viên chứ không bán ra ngoài.
Khách gọi tới đường dây nóng hỏi mua bánh Kinh Đô, chị Xuyến, một nhà phân phối của thương hiệu này cho hay hiện đã hết hàng, không có chuyện bánh Kinh Đô đại hạ giá 20.000 đồng/chiếc.
“Sau Trung thu, Kinh Đô đã thu hồi bánh tồn về hết để tiêu hủy", chị Xuyến nói.
Trong khi đó, chị Thúy, nhân viên thuộc phòng bán hàng của Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, cho hay từ ngày 15/9 bánh của thương hiệu này đã không còn bán, dù loại mới nhất có hạn sử dụng tới ngày 10/10.
Nói về loại bánh được quảng cáo là của Hữu Nghị trên thị trường hiện nay bán với giá chỉ 15.000 đồng/chiếc, chị Thúy cho rằng có thể đó là hàng mua từ trước Trung thu không bán được, giờ đại hạ giá vì “công ty không có chính sách thu hồi”.
“Nhưng nếu bán với giá đó chắc chắn họ chịu lỗ để đẩy hàng, chứ loại rẻ nhất của công ty đã có giá 40.000 đồng/chiếc, còn bánh đặc biệt đến hơn 100.000 đồng/chiếc”, chị Thúy cho hay.
Về lượng bánh đã thu hồi, chị Thúy tiết lộ hiện công ty vẫn chưa có phương án xử lý.
“Như mọi năm thì có thể bán cho những người mua về làm thức ăn cho gia súc. Tức là chúng tôi bóc bánh ra và bán theo kg. Đó cũng là một cách tiêu hủy”, chị nói thêm.
Tác giả bài viết: Kiều Vui
Nguồn tin: