Mới đây, theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, sản phụ D.T.A. (29 tuổi, Quảng Ninh) được chẩn đoán chẩn đoán đờ tử cung thứ phát sau sinh, cần được mổ cấp cứu ngay lập tức.
Nhận thấy sản phụ có máu cực hiếm, trưởng Khoa Huyết học - Vi sinh - Sinh học phân tử đã chủ động trực tiếp liên hệ với 5 tình nguyện viên trong tỉnh có cùng nhóm máu với bệnh nhân.
Ba tình nguyện sống ở khu vực Mạo Khê, Hưng Đạo và Yên Đức ở Đông Triều. Hai người còn lại sống ở phường Hồng Hà và Quang Hạnh, TP Hạ Long.
5 tình nguyện viên có máu hiếm đã hiến máu cho sản phụ A. Ảnh: BVCC. |
Ngay trong đêm, 5 tình nguyện viên đã vượt hàng chục km đã có mặt tại bệnh viện kịp thời hiến 5 đơn vị máu hiếm B/Rh(-) cho sản phụ. Nhờ đó, ca phẫu thuật diễn ra thành công, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Theo thống kê của Hội Truyền máu quốc tế, trên thế giới, rất hiếm người thuộc nhóm máu Rh-, chỉ chiếm khoảng 0.04-0.07% dân số.
Trong các trường hợp khẩn cấp, cấp cứu, cần truyền máu do tai nạn, sự cố bất ngờ, việc liên hệ để huy động nguồn máu từ người thân, các tình nguyện viên là rất quan trọng, bởi thông thường tại đa số các bệnh viện thường không có sẵn hoặc nhiều các nhóm máu đó.
Đặc biệt trong sản khoa, các trường hợp cấp cứu, can thiệp thường phải huy động một lượng máu lớn, kịp thời. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo sản phụ khi xác định ình mang nhóm máu hiếm nên tìm hiểu, giữ liên lạc với những người, nhóm người có cùng nhóm máu.
Bên cạnh đó, các sản phụ cũng nên thăm khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có sẵn hoặc có mạng lưới hỗ trợ các nhóm máu đó để để chủ động dự phòng trong các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Tác giả: Linh Thùy
Nguồn tin: zingnews.vn