► Xem Tây, ngẫm ta: Khách Tây qua đêm khiến tiếp viên khách sạn sửng sốt
► Xem Tây, ngẫm ta: Nhà vệ sinh unisex bên Tây
► Xem Tây, ngẫm ta: Vụ trưởng Việt choáng với thanh niên xăm trổ Ý
► Xem Tây, ngẫm ta: Chỉ dân Nhật mới thế
► Xem Tây, ngẫm ta: Tại sao người Mỹ tốt với nhau phút khẩn cấp?
► Xem Tây, ngẫm ta: Cú tông xe trên đất Mỹ
Mỗi năm 6 tháng (từ năm 2007 đến 2013) tôi làm lao động thời vụ tại Na Uy nên có thời gian quan sát về ý thức tham gia giao thông và thái độ phục vụ bệnh nhân. Đây là hai câu chuyện bản thân tôi chứng kiến và xin chia sẻ để cùng suy ngẫm.
1. Một lần, khi đang đạp xe đạp ở miền quê vùng Rygge (ở đó người ta luôn làm những con đường nhỏ dành cho người đi xe đạp và đi bộ chạy dọc theo đường chính dành cho ô tô và mô tô) tôi chợt thấy phía trước khoảng 50m có một chiếc xe đầu kéo kéo theo một container rất dài đang từ trong đường làng chạy ra giao lộ.
Người tài xế đang mải quan sát phía tay trái của anh ta, thấy vậy tôi dừng lại chờ cho chiếc xe ấy đi qua.
Chiếc xe container đã đi ra được gần nửa phần đường, bỗng anh tài xế ấy nhìn thấy tôi, anh bèn lùi nguyên cả xe đang chở nặng về lại con đường làng và ra hiệu cho tôi đi qua trước kèm theo cử chỉ "xin lỗi".
Tôi vô cùng ngạc nhiên vì ở giữa một vùng quê hẻo lánh, chỉ có tôi và anh ta, chẳng có ai chứng kiến. Điều đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về ý thức tham gia giao thông của họ.
2. Tôi sang Na Uy làm lao động thời vụ trong một nông trại. Trong những lúc nông nhàn thỉnh thoảng tôi cùng với mấy anh bạn Việt Nam đi làm thêm những việc vặt bên ngoài như sửa chữa nhà hay sơn nhà, làm vườn... Cũng xin mở ngoặc là việc làm này không đúng với luật lao động nước sở tại.
► Xem Tây, ngẫm ta: Nhà vệ sinh unisex bên Tây
► Xem Tây, ngẫm ta: Vụ trưởng Việt choáng với thanh niên xăm trổ Ý
► Xem Tây, ngẫm ta: Chỉ dân Nhật mới thế
► Xem Tây, ngẫm ta: Tại sao người Mỹ tốt với nhau phút khẩn cấp?
► Xem Tây, ngẫm ta: Cú tông xe trên đất Mỹ
Mỗi năm 6 tháng (từ năm 2007 đến 2013) tôi làm lao động thời vụ tại Na Uy nên có thời gian quan sát về ý thức tham gia giao thông và thái độ phục vụ bệnh nhân. Đây là hai câu chuyện bản thân tôi chứng kiến và xin chia sẻ để cùng suy ngẫm.
Tác giả bài viết
1. Một lần, khi đang đạp xe đạp ở miền quê vùng Rygge (ở đó người ta luôn làm những con đường nhỏ dành cho người đi xe đạp và đi bộ chạy dọc theo đường chính dành cho ô tô và mô tô) tôi chợt thấy phía trước khoảng 50m có một chiếc xe đầu kéo kéo theo một container rất dài đang từ trong đường làng chạy ra giao lộ.
Người tài xế đang mải quan sát phía tay trái của anh ta, thấy vậy tôi dừng lại chờ cho chiếc xe ấy đi qua.
Chiếc xe container đã đi ra được gần nửa phần đường, bỗng anh tài xế ấy nhìn thấy tôi, anh bèn lùi nguyên cả xe đang chở nặng về lại con đường làng và ra hiệu cho tôi đi qua trước kèm theo cử chỉ "xin lỗi".
Tôi vô cùng ngạc nhiên vì ở giữa một vùng quê hẻo lánh, chỉ có tôi và anh ta, chẳng có ai chứng kiến. Điều đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về ý thức tham gia giao thông của họ.
2. Tôi sang Na Uy làm lao động thời vụ trong một nông trại. Trong những lúc nông nhàn thỉnh thoảng tôi cùng với mấy anh bạn Việt Nam đi làm thêm những việc vặt bên ngoài như sửa chữa nhà hay sơn nhà, làm vườn... Cũng xin mở ngoặc là việc làm này không đúng với luật lao động nước sở tại.
Tôi cùng các lao động thời vụ Việt Nam đang thu hoạch cà rốt tại nông trang Huggenes Rygge - Na Uy
Một lần, tại một làng quê thuộc tỉnh Moss, khi đang leo lên nóc nhà, tôi bị trượt chân ngã xuống đất bất tỉnh. Các bạn tôi gọi xe cấp cứu. Ngay lập tức họ chở tôi đến bệnh viên vùng Fredrikstad cách đó khoảng 60km.
Buổi tối, tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên giường, tay đang truyền dịch, trên người đang mặc bộ đồ của bệnh nhân rất sạch sẽ. Bên cạnh là cô y tá với nụ cười rất tươi. Biết tôi là người nước ngoài, cô hỏi chuyện tôi bằng tiếng Anh.
Sau khi thăm hỏi sức khỏe, cô hỏi tôi "có muốn ăn tối không?". Sợ tôi theo đạo Hồi nên cô hỏi liệu tôi có thể ăn thịt heo không, rồi cô đưa cho tôi một menu thức uống để tôi lựa chọn.
Năm phút sau, thức ăn đã được bày biện trên bàn ngay tại giường. Chờ tôi ăn xong, cũng cô y tá ấy đến dọn đi. Trước khi rời đi, cô chỉ cho tôi chiếc nút màu đỏ ngay đầu giường và không quên dặn "nếu cần gì cứ bấm vào đó".
Cô kéo chiếc mền qua người tôi, tắt đèn và không quên chúc ngủ ngon làm tôi cứ ngớ người ra vì cách xử sự của nhân viên y tế này. Suốt đêm, tôi cứ lo lắng vì liệu mình có tiền để trả cho bệnh viện không?
Sáng hôm sau, cô y tá hôm qua đến cùng với một bà bác sỹ. Họ cho tôi biết đã chụp toàn bộ cơ thể tôi và tôi chỉ bị gãy xương sườn, sẽ tự lành sau 3 tuần.
Góc phố cổ Sarpborg
Tôi hỏi liệu tôi phải trả bao nhiêu tiền cho việc nằm viện này. Bà bác sỹ vui vẻ nói rằng, tôi không phải trả tiền vì có tên trong dữ liệu và vì tôi là lao động có đóng thuế. Tôi chỉ sẽ phải trả tiền thuốc điều trị ngoại trú sau khi ra viện khoảng 100 krone (tương đương 260.000 đồng Việt Nam).
Họ không hề điều tra tôi tại sao bị tai nạn mà chỉ dặn tôi cẩn thận khi leo cao. Thế thôi.
Tôi xuất viện sau 2 ngày. Và cứ suy nghĩ mãi đến bao giờ ngành y tế nước nhà mới theo kịp họ, và ước chi thái độ phục vụ bệnh nhân của các nhân viên y tế cũng tận tâm như nhân viên y tế ở Na Uy.
Tác giả bài viết: Phạm Ngọc Oánh (Bình Thuận)