Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, nơi cứu chữa cho bệnh nhân nặng của vụ ngộ độc trong và ngoài đám tang sau 6 ngày xảy ra, tình hình điều trị cho các bệnh nhân đã ổn định hơn, khi các triệu chứng ngộ độc của các bệnh nhân nặng đã được kiểm soát và cơ bản không còn ảnh hưởng đến tính mạng.
Số bệnh nhân điều trị những ngày đầu đã được chuyển sang khoa mắt và một số khoa phục hồi chức năng khác để tiếp tục điều trị các bệnh lý về di chứng. Các bệnh nhân nặng như Phu A Sử, Chang A Hờ, Chẻo Sìn Hào đến nay cơ bản đã qua cơn nguy kịch.
Do được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, cùng với sự phối hợp của các cơ quan truyền thông, ngày hôm qua (18/2) đã có hơn 60 người sử dụng rượu có chung nguồn gốc mua tại xã Sì Lởi Lầu sau khi khám sàng lọc tại y tế cơ sở đã về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để kiểm tra.
Đến nay, tình hình sức khỏe của các bệnh nhân ngộ độc do uống rượu tại đám tang và một số bệnh nhân uống rượu bên ngoài đám tang đang điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu cơ bản ổn định. Tại Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ có 46 bệnh nhân ngộ độc ở thể nhẹ những ngày qua, tình hình sức khỏe cũng đã hồi phục nhanh chóng và vào lúc 16h chiều nay (19/2) đã có 10 bệnh nhân ra viện.
Bác sĩ Tạ Văn Quyền, Khoa Khám bệnh, cấp cứu ban đầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết: "Trong quá trình điều trị các bệnh nhân, so với hàng ngày là cũng tăng đột biến. Chúng tôi cũng đã kịp thời báo cáo lãnh đạo và các khoa, phòng để bố trí nhân lực hỗ trợ cho công tác cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân đến viện cũng có sử dụng rượu trong đợt vừa rồi, có tất cả các triệu chứng ngộ độc. Bệnh nhân đến tăng vọt như thế này thì cũng là nhờ được sự tuyên truyền của các cơ quan".
Tình trạng ngộ độc sau khi ăn uống tại đám tang nhà ông Phu Vần Lẻng và bên ngoài đám tang những ngày qua có diễn biến phức tạp, khi nạn nhân xuất hiện tại địa bàn 5 xã biên giới là Ma Ly Chải, Vàng Ma Chải, Sì Lở Lầu, Mồ Sì San và Dào San của huyện Phong Thổ và có chiều hướng gia tăng.
Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành y tế trong việc điều trị ban đầu, cùng như sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia đầu ngành Bộ Y tế, nên số nạn nhân ngộ độc đi cấp cứu đã không có thêm người chết.
Ông Dương Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: Số nạn nhân liên quan đến vụ ngộ độc trong và ngoài thống kê tại 5 xã biên giới đến cuối giờ chiều nay là 126 người, trong đó có 105 người liên quan đến đám tang. Cơ quan chức năng cũng đã thu hồi và tiêu hủy gần 4.800 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ ở 8 xã biên giới, trong đó người dân tự tiêu hủy có sự chứng kiến của chính quyền gần 1.000 lít.
Đến nay, tình hình ngộ độc rượu trên địa bàn, đặc biệt là các nạn nhân liên quan đã được kiểm soát. Sau sự việc người dân bỏ đi ở lán nương, nay cũng quay trở về để ổn định cuộc sống. Và trong các cuộc họp thì nhân dân đã đồng tình việc không sử dụng rượu trong ma chay. Đặc biệt là nhân dân sẽ tham gia vào việc tố giác tội phạm và tẩy chay rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Số bệnh nhân điều trị những ngày đầu đã được chuyển sang khoa mắt và một số khoa phục hồi chức năng khác để tiếp tục điều trị các bệnh lý về di chứng. Các bệnh nhân nặng như Phu A Sử, Chang A Hờ, Chẻo Sìn Hào đến nay cơ bản đã qua cơn nguy kịch.
Do được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, cùng với sự phối hợp của các cơ quan truyền thông, ngày hôm qua (18/2) đã có hơn 60 người sử dụng rượu có chung nguồn gốc mua tại xã Sì Lởi Lầu sau khi khám sàng lọc tại y tế cơ sở đã về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để kiểm tra.
Đến nay, tình hình sức khỏe của các bệnh nhân ngộ độc do uống rượu tại đám tang và một số bệnh nhân uống rượu bên ngoài đám tang đang điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu cơ bản ổn định. Tại Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ có 46 bệnh nhân ngộ độc ở thể nhẹ những ngày qua, tình hình sức khỏe cũng đã hồi phục nhanh chóng và vào lúc 16h chiều nay (19/2) đã có 10 bệnh nhân ra viện.
Bác sĩ Tạ Văn Quyền, Khoa Khám bệnh, cấp cứu ban đầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết: "Trong quá trình điều trị các bệnh nhân, so với hàng ngày là cũng tăng đột biến. Chúng tôi cũng đã kịp thời báo cáo lãnh đạo và các khoa, phòng để bố trí nhân lực hỗ trợ cho công tác cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân đến viện cũng có sử dụng rượu trong đợt vừa rồi, có tất cả các triệu chứng ngộ độc. Bệnh nhân đến tăng vọt như thế này thì cũng là nhờ được sự tuyên truyền của các cơ quan".
Tình trạng ngộ độc sau khi ăn uống tại đám tang nhà ông Phu Vần Lẻng và bên ngoài đám tang những ngày qua có diễn biến phức tạp, khi nạn nhân xuất hiện tại địa bàn 5 xã biên giới là Ma Ly Chải, Vàng Ma Chải, Sì Lở Lầu, Mồ Sì San và Dào San của huyện Phong Thổ và có chiều hướng gia tăng.
Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành y tế trong việc điều trị ban đầu, cùng như sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia đầu ngành Bộ Y tế, nên số nạn nhân ngộ độc đi cấp cứu đã không có thêm người chết.
Ông Dương Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: Số nạn nhân liên quan đến vụ ngộ độc trong và ngoài thống kê tại 5 xã biên giới đến cuối giờ chiều nay là 126 người, trong đó có 105 người liên quan đến đám tang. Cơ quan chức năng cũng đã thu hồi và tiêu hủy gần 4.800 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ ở 8 xã biên giới, trong đó người dân tự tiêu hủy có sự chứng kiến của chính quyền gần 1.000 lít.
Đến nay, tình hình ngộ độc rượu trên địa bàn, đặc biệt là các nạn nhân liên quan đã được kiểm soát. Sau sự việc người dân bỏ đi ở lán nương, nay cũng quay trở về để ổn định cuộc sống. Và trong các cuộc họp thì nhân dân đã đồng tình việc không sử dụng rượu trong ma chay. Đặc biệt là nhân dân sẽ tham gia vào việc tố giác tội phạm và tẩy chay rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tác giả bài viết: Khắc Kiên
Nguồn tin: