Hôm nay (18-4), TAND huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa sẽ xử sơ thẩm lần thứ ba vụ cựu công an viên xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh đánh chết em Tu Ngọc Thạch (học sinh lớp 9, ngụ xã Vạn Thọ). Đến thời điểm này vụ án vẫn được quan tâm bởi có mâu thuẫn căng thẳng về quan điểm pháp lý và tội danh giữa các cơ quan tố tụng.
Cáo trạng mới, quan điểm cũ
Cáo trạng mới của VKSND huyện Vạn Ninh không có thay đổi gì so với hai cáo trạng đã ban hành trước đây. Theo đó, cuối năm 2013, do có mâu thuẫn nên em Lê Tấn Khỏe dùng vỏ chai thủy tinh ném trúng đầu em Tu Ngọc Thạch. Sau đó, hai nhóm thiếu niên trên đã giải hòa với nhau.
Dù không được phân công nhưng hai công an viên xã Vạn Long là Lê Minh Phát và Lê Ngọc Tâm đã vô cớ bắt em Thạch, còng tay đưa về trụ sở công an xã. Trên đường đi và tại trụ sở công an xã, Phát đã nhiều lần dùng tay chân đánh đá, đạp vào người, mặt, đầu em Thạch khiến em tử vong vào ngày 31-12-2013. Kết quả giám định pháp y kết luận nguyên nhân dẫn đến tử vong của nạn nhân là do chấn thương sọ não. Từ đó, VKSND huyện tiếp tục truy tố Phát, Khỏe tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
Giết người mới đúng?
Tại phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai và trong công văn gửi VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, VKSND tỉnh cho rằng hành vi của Phát có dấu hiệu của tội giết người. Theo VKSND tỉnh, là một võ sĩ đoạt huy chương vàng giải vô địch quyền Anh, Phát nhận thức được lực tác động của những cú đánh của mình mạnh hơn người bình thường. Phát còn xác định được những vị trí xung yếu trên cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chỉ vì bực tức trước sự phản kháng của em Thạch mà khi đuổi bắt, Phát còng ngược tay nạn nhân ra sau lưng. liên tục đánh mạnh vào những vị trí nguy hiểm trong tình trạng em Thạch không thể phản ứng được trên đường đi và tại công an xã. VKS tỉnh cho rằng với hành vi mang tính côn đồ, Phát đã bất chấp hậu quả xảy ra như thế nào.
Đối với Lê Tấn Khỏe, phiên tòa lần này mới đủ 18 tuổi. Bị cáo này bị tạm giam 32 tháng và kêu oan suốt quá trình tố tụng. VKSND tỉnh nhận định chưa thỏa mãn điều kiện cấu thành tội phạm và chưa đủ căn cứ xử Khỏe tội cố ý gây thương tích. Bởi ngoài việc ném vỏ chai trúng sau đầu em Thạch thì Khỏe không còn hành vi nào khác tác động vào thân thể nạn nhân. Trong khi cấp sơ thẩm chưa xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến cái chết của em Thạch.
VKSND tỉnh yêu cầu cần xác định vụ án này không có yếu tố đồng phạm. Các bị cáo thực hiện hành vi trái pháp luật độc lập, ở những thời điểm khác nhau và không có mối liên hệ với nhau. Các bị cáo không phải cùng chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả cuối cùng xảy ra. Do đó, cần phải cá thể hóa trách nhiệm của mỗi bị cáo đối với hành vi, hậu quả do hành vi trái pháp luật của mỗi bị cáo đó gây ra.
Cấp sơ thẩm chưa chứng minh được hậu quả hành vi của Khỏe gây ra là gì, có mối quan hệ như thế nào đến nguyên nhân tử vong của em Thạch. Khỏe bị truy tố tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS với yếu tố định khung là hậu quả chết người. Nhưng cấp sơ thẩm chưa chứng minh căn cứ pháp lý, khoa học hậu quả thương tích do Khỏe gây ra là nguyên nhân dẫn đến cái chết của em Thạch.
“Không nhất thiết phải theo…!”
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Ngô Văn Phước (Viện trưởng VKSND huyện Vạn Ninh) cho biết quan điểm của VKS huyện khác với quan điểm, nhận định của VKSND tỉnh. Theo ông Phước, quá trình điều tra truy tố lại, qua phân tích, đánh giá, công an và VKSND huyện đã loại trừ hành vi giết người của Phát. Đối với em Khỏe, VKSND huyện vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố ban đầu và sẽ xem xét qua diễn biến tại phiên tòa lần này.
Trả lời câu hỏi vì sao VKSND huyện có quan điểm trái với tỉnh, ông Phước nói: “VKSND tỉnh cho rằng Phát có dấu hiệu của tội giết người. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra chứng minh dấu hiệu đó có trở thành hiện thực hay không thì do kết quả điều tra. VKS tỉnh nhận định như thế nhưng không nhất thiết mình phải làm như thế. Cái gì cũng phải phụ thuộc vào kết quả điều tra…”.
Trong khi trao đổi với PV, một lãnh đạo VKSND tỉnh cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục xem xét, có ý kiến về những vấn đề trên trong giai đoạn phúc thẩm. Nhiều ý kiến thắc mắc tại sao nhiều lần cấp sơ thẩm có quan điểm trái ngược mà VKSND tỉnh không kiến nghị cơ quan điều tra cấp tỉnh rút hồ sơ để giải quyết. Theo vị lãnh đạo trên, lý do là vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Những vấn đề còn khác quan điểm, các cơ quan tố tụng cấp tỉnh sẽ xem xét sau khi cấp huyện giải quyết xong.
Kháng nghị luôn phần bản án đã có hiệu lực
Cáo trạng mới viết: “Đối với tội bắt người trái pháp luật của Lê Minh Phát, Lê Ngọc Tâm đã được tòa sơ thẩm trước đây tuyên xử và có hiệu lực pháp luật do không có kháng cáo, kháng nghị”.
Nhưng trước đó VKSND tỉnh đã có văn bản đề nghị VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hủy phần bản án này để xử lại theo hướng nặng hơn. VKSND tỉnh cho rằng hành vi của Phát và Tâm có dấu hiệu tội danh trên nhưng theo điểm b khoản 2 Điều 123 BLHS (lợi dụng chức vụ, quyền hạn). Trong khi cấp sơ thẩm chỉ truy tố, xét xử theo khoản 1 Điều 123 BLHS là chưa đầy đủ, chưa đúng quy định của BLHS, còn bỏ lọt hành vi phạm tội.
Cáo trạng mới, quan điểm cũ
Cáo trạng mới của VKSND huyện Vạn Ninh không có thay đổi gì so với hai cáo trạng đã ban hành trước đây. Theo đó, cuối năm 2013, do có mâu thuẫn nên em Lê Tấn Khỏe dùng vỏ chai thủy tinh ném trúng đầu em Tu Ngọc Thạch. Sau đó, hai nhóm thiếu niên trên đã giải hòa với nhau.
Dù không được phân công nhưng hai công an viên xã Vạn Long là Lê Minh Phát và Lê Ngọc Tâm đã vô cớ bắt em Thạch, còng tay đưa về trụ sở công an xã. Trên đường đi và tại trụ sở công an xã, Phát đã nhiều lần dùng tay chân đánh đá, đạp vào người, mặt, đầu em Thạch khiến em tử vong vào ngày 31-12-2013. Kết quả giám định pháp y kết luận nguyên nhân dẫn đến tử vong của nạn nhân là do chấn thương sọ não. Từ đó, VKSND huyện tiếp tục truy tố Phát, Khỏe tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
Giết người mới đúng?
Tại phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai và trong công văn gửi VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, VKSND tỉnh cho rằng hành vi của Phát có dấu hiệu của tội giết người. Theo VKSND tỉnh, là một võ sĩ đoạt huy chương vàng giải vô địch quyền Anh, Phát nhận thức được lực tác động của những cú đánh của mình mạnh hơn người bình thường. Phát còn xác định được những vị trí xung yếu trên cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chỉ vì bực tức trước sự phản kháng của em Thạch mà khi đuổi bắt, Phát còng ngược tay nạn nhân ra sau lưng. liên tục đánh mạnh vào những vị trí nguy hiểm trong tình trạng em Thạch không thể phản ứng được trên đường đi và tại công an xã. VKS tỉnh cho rằng với hành vi mang tính côn đồ, Phát đã bất chấp hậu quả xảy ra như thế nào.
Đối với Lê Tấn Khỏe, phiên tòa lần này mới đủ 18 tuổi. Bị cáo này bị tạm giam 32 tháng và kêu oan suốt quá trình tố tụng. VKSND tỉnh nhận định chưa thỏa mãn điều kiện cấu thành tội phạm và chưa đủ căn cứ xử Khỏe tội cố ý gây thương tích. Bởi ngoài việc ném vỏ chai trúng sau đầu em Thạch thì Khỏe không còn hành vi nào khác tác động vào thân thể nạn nhân. Trong khi cấp sơ thẩm chưa xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến cái chết của em Thạch.
VKSND tỉnh yêu cầu cần xác định vụ án này không có yếu tố đồng phạm. Các bị cáo thực hiện hành vi trái pháp luật độc lập, ở những thời điểm khác nhau và không có mối liên hệ với nhau. Các bị cáo không phải cùng chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả cuối cùng xảy ra. Do đó, cần phải cá thể hóa trách nhiệm của mỗi bị cáo đối với hành vi, hậu quả do hành vi trái pháp luật của mỗi bị cáo đó gây ra.
Cấp sơ thẩm chưa chứng minh được hậu quả hành vi của Khỏe gây ra là gì, có mối quan hệ như thế nào đến nguyên nhân tử vong của em Thạch. Khỏe bị truy tố tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS với yếu tố định khung là hậu quả chết người. Nhưng cấp sơ thẩm chưa chứng minh căn cứ pháp lý, khoa học hậu quả thương tích do Khỏe gây ra là nguyên nhân dẫn đến cái chết của em Thạch.
“Không nhất thiết phải theo…!”
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Ngô Văn Phước (Viện trưởng VKSND huyện Vạn Ninh) cho biết quan điểm của VKS huyện khác với quan điểm, nhận định của VKSND tỉnh. Theo ông Phước, quá trình điều tra truy tố lại, qua phân tích, đánh giá, công an và VKSND huyện đã loại trừ hành vi giết người của Phát. Đối với em Khỏe, VKSND huyện vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố ban đầu và sẽ xem xét qua diễn biến tại phiên tòa lần này.
Trả lời câu hỏi vì sao VKSND huyện có quan điểm trái với tỉnh, ông Phước nói: “VKSND tỉnh cho rằng Phát có dấu hiệu của tội giết người. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra chứng minh dấu hiệu đó có trở thành hiện thực hay không thì do kết quả điều tra. VKS tỉnh nhận định như thế nhưng không nhất thiết mình phải làm như thế. Cái gì cũng phải phụ thuộc vào kết quả điều tra…”.
Trong khi trao đổi với PV, một lãnh đạo VKSND tỉnh cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục xem xét, có ý kiến về những vấn đề trên trong giai đoạn phúc thẩm. Nhiều ý kiến thắc mắc tại sao nhiều lần cấp sơ thẩm có quan điểm trái ngược mà VKSND tỉnh không kiến nghị cơ quan điều tra cấp tỉnh rút hồ sơ để giải quyết. Theo vị lãnh đạo trên, lý do là vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Những vấn đề còn khác quan điểm, các cơ quan tố tụng cấp tỉnh sẽ xem xét sau khi cấp huyện giải quyết xong.
Kháng nghị luôn phần bản án đã có hiệu lực
Cáo trạng mới viết: “Đối với tội bắt người trái pháp luật của Lê Minh Phát, Lê Ngọc Tâm đã được tòa sơ thẩm trước đây tuyên xử và có hiệu lực pháp luật do không có kháng cáo, kháng nghị”.
Nhưng trước đó VKSND tỉnh đã có văn bản đề nghị VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hủy phần bản án này để xử lại theo hướng nặng hơn. VKSND tỉnh cho rằng hành vi của Phát và Tâm có dấu hiệu tội danh trên nhưng theo điểm b khoản 2 Điều 123 BLHS (lợi dụng chức vụ, quyền hạn). Trong khi cấp sơ thẩm chỉ truy tố, xét xử theo khoản 1 Điều 123 BLHS là chưa đầy đủ, chưa đúng quy định của BLHS, còn bỏ lọt hành vi phạm tội.
Tác giả bài viết: TẤN LỘC
Nguồn tin: