Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2016 - 2017 là:
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động thanh tra giáo dục theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT, chuyển trọng tâm từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Tăng cường thanh tra đối với cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra Sở đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên thanh tra giáo dục nhiệm kỳ 2016 - 2019 và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, CTVTTGD, đáp ứng yêu cầu của hoạt động thanh tra.
- Chuẩn hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo quy định tại các văn bản hiện hành.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra.
Về thanh tra hành chính: Thực hiện quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Năm học 2016 - 2017, tập trung thanh tra các nội dung sau:
- Trách nhiệm của thủ trưởng CSGD, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục, pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.
- Việc thực hiện quy định về tổ chức, bộ máy; công tác tuyển sinh; việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người học.
- Việc thực hiện các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ; các điều kiện phục vụ và tổ chức dạy - học; việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác triển khai các nội dung đổi mới giáo dục đối với từng cấp học, bậc học.
- Công tác mua sắm, xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, tài sản và thiết bị dạy học; công tác quản lý tài chính, tài sản, công tác xã hội hóa giáo dục (XHH), thực hiện các khoản thu, chi trong nhà trường.
- Công tác quản lý về việc đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Thực hiện quy định về công tác thanh tra nội bộ (đối với trường TCCN), kiểm tra nội bộ (đối với trường mầm non, phổ thông);
- Thực hiện quy định về công khai, minh bạch trong các CSGD.
Về thanh tra chuyên ngành, thực hiện quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8 Thông tư số 39/2013/TT-BGD ĐT. Năm học 2016 - 2017, tập trung thanh tra các nội dung sau:
- Đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên: Tổ chức và quản lý hoạt động nhà trường, bao gồm: Ban hành văn bản quản lý nội bộ; phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục. Thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, quản lý theo hướng đổi mới; việc cấp phát văn bằng; quản lý dạy thêm, học thêm; kiểm định chất lượng; xóa mù chữ và phổ cập giáo dục. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học. Thực hiện các khoản thu, chi, quản lý tài chính, tài sản; công tác mua sắm, sử dụng, bảo quản tài sản, đồ dùng và thiết bị dạy học.
Trong đó sẽ chú trọng thanh tra những vấn đề nóng, bức xúc trong dư luận như: Thực hiện quy chế chuyên môn, dạy thêm học thêm, thu chi tài chính, sử dụng sổ sách, tuyển sinh đầu cấp, liên kết đào tạo, cấp phát văn bằng chứng chỉ ...
- Đối với các trường TCCN thuộc sở và đại học, cao đẳng thuộc tỉnh: Công tác thanh tra nội bộ; thực hiện các quy định về công khai; việc thực hiện các quy định về mở mã ngành đào tạo, quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo, hoạt động liên kết đào tạo, cấp phát văn bằng; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người học; thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
- Đối với các phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã: Công tác tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn. Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục. Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục; quy chế thi; cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế độ, chính sách đối với người học. Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục; dạy thêm, học thêm đối với các CSGD và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn. Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác. Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thông kê, công khai về giáo dục đối với các CSGD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
- Đối với các Trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, tư vấn du học: Quyết định thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, tư cách pháp nhân. Thực hiện quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.Việc tuyển sinh, thực hiện chương trình giáo dục, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Giám đốc Sở GD&ĐT cũng đã có Quyết định phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017. Thanh tra Sở sẽ tiến hành tập huấn cho Cộng tác viên thanh tra nhiệm kỳ 2016 - 2019 từ ngày 20 - 26/9/2016 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ CTV, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục trong tình hình mới. Việc tổ chức thanh tra tại các cơ sở giáo dục sẽ bắt đầu thực hiện bắt đầu từ tháng 10/2016.
Tác giả bài viết: Bích Hạnh (Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An)
Nguồn tin: