Trong quá khứ, mỗi khi đối đầu với SLNA, cầu thủ HN.T&T thường rất e ngại. Họ không ngại về chuyên môn hay những vấn đề hậu trường khác mà sợ tinh thần, tính chiến đấu của người Nghệ. Thế nên, dù ở thời kỳ thịnh nhất, đội bóng Thủ đô cũng khó có được chiến thắng trước SLNA.
Nhưng thứ "đặc sản" có vị rất riêng, không thể lẫn được đó của đội bóng miền Trung đang phai nhạt dần.
Cách đây không lâu, trên tài khoản Facebook, một CĐV SLNA từng hoài niệm về thời chảo lửa sân Vinh nóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đấy là cái nóng bỏng rát đến khó thở của gió Lào, là cái nóng từ những ngọn lửa trên khán đài kín CĐV và cả cái nóng được các cầu thủ SLNA tạo ra dưới sân khiến không ít đối thủ phải gai người sợ hãi.
"Sợ thì về đi chợ mua rau; Ngày xưa đá tập anh còn phang cả Sỹ Hùng và Sỹ Thủy; Có nắng, có gió Lào mới sản sinh ra con người xứ Nghệ em nhỉ?; Các em bây giờ không biết có đêm nào nằm không ngủ được, vắt tay lên trán hỏi vì sao ta thua chưa?" - Những chia sẻ, tâm sự, băn khoăn của cựu cầu thủ SLNA Văn Sỹ Sơn trước sự hoài niệm của CĐV trên chắc chắn khiến không ít người yêu xứ Nghệ, hết mình với bóng đá xứ Nghệ phải cảm thấy nao lòng.
Cầu thủ xứ Nghệ bây giờ ra sân chú trọng nhiều hơn ở hình thức thay vì chỉ có ngọn lửa chiến đấu. Những mái tóc kiểu cách hợp thời, những pha ăn mừng theo trào lưu, những động tác xử lý điệu đà đôi lúc chỉ mang tính... minh họa, những hình ảnh tràn ngập trên các trang cá nhân của mạng xã hội…mới là “thương hiệu” của cầu thủ SLNA.
Tận dụng cộng đồng lớn yêu bóng đá, cầu thủ xứ Nghệ tìm mọi cách để “PR” bản thân trên sân cỏ và cả hậu trường. Đó là thực tế, khiến không ít NHM xứ Nghệ cảm thấy... thất vọng.
Thế nên, giờ gặp HN.T&T, cầu thủ SLNA thường “tắt điện” (thua cả 2 trận đấu ở mùa này). Đơn giản, vì đội bóng Thủ đô đang có được “vũ khí” của chính đội bóng xứ Nghệ đã từng sở hữu trước đây, đó là tinh thần, sự máu lửa.
HLV Hữu Thắng là người chủ trương thay đổi phong cách chơi bóng của SLNA. Thế nhưng, có một điều ông thầy họ Nguyễn này luôn quán triệt: “Bất cứ hoàn cảnh nào, tinh thần Sông Lam cũng không được đánh mất. Mất tinh thần Sông Lam là mất tất cả”.
HLV Ngô Quang Trường cũng thừa hiểu điều đó và ông cũng đã có những nỗ lực để truyền lửa cho các học trò. Thế nhưng, có thể cầu thủ trẻ bây giờ nghĩ khác, bên cạnh tính cách khá lành của Quang Trường nên cầu thủ không có được sự nhất quán cần thiết và sa vào nhiều việc làm hình ảnh quá nhiều đến chuyên môn, tinh thần.
SLNA đã trải qua không ít thời kỳ khó khăn nhưng chưa bao giờ người ta thấy chất Sông Lam bị nhạt nhoà như lúc này. Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi làm cách mạng về chuyên môn, đội bóng xứ Nghệ cần quán triệt về tinh thần và tư tưởng cho các cầu thủ. Chỉ khi ra sân với tinh thần của những chiến binh, khi ấy mời hy vọng sự khởi sắc và lấy lại những gì đã mất nơi khán giả.
Mất cái “chất Nghệ” nên sân Vinh bây giờ lại trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều đội bóng. S.Khánh Hoà đã lần thứ 2 liên tiếp “lấy” 3 điểm rời Vinh; trước đó HN.T&T và Hải Phòng cũng hạ SLNA ngay trên “chảo lửa” Vinh. Một sân bóng đã trở thành niềm tự hào nay lại thiếu nhiệt và các đội bóng thay nhau đè đội chủ nhà để “ức hiếp”, nghĩ cũng xót...
Có lẽ, đã lên lúc cần phải làm một cuộc “cách mạng”, để cứu “chảo lửa” một thời huy hoàng này.
Nhưng thứ "đặc sản" có vị rất riêng, không thể lẫn được đó của đội bóng miền Trung đang phai nhạt dần.
Cách đây không lâu, trên tài khoản Facebook, một CĐV SLNA từng hoài niệm về thời chảo lửa sân Vinh nóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đấy là cái nóng bỏng rát đến khó thở của gió Lào, là cái nóng từ những ngọn lửa trên khán đài kín CĐV và cả cái nóng được các cầu thủ SLNA tạo ra dưới sân khiến không ít đối thủ phải gai người sợ hãi.
"Sợ thì về đi chợ mua rau; Ngày xưa đá tập anh còn phang cả Sỹ Hùng và Sỹ Thủy; Có nắng, có gió Lào mới sản sinh ra con người xứ Nghệ em nhỉ?; Các em bây giờ không biết có đêm nào nằm không ngủ được, vắt tay lên trán hỏi vì sao ta thua chưa?" - Những chia sẻ, tâm sự, băn khoăn của cựu cầu thủ SLNA Văn Sỹ Sơn trước sự hoài niệm của CĐV trên chắc chắn khiến không ít người yêu xứ Nghệ, hết mình với bóng đá xứ Nghệ phải cảm thấy nao lòng.
Cầu thủ xứ Nghệ bây giờ ra sân chú trọng nhiều hơn ở hình thức thay vì chỉ có ngọn lửa chiến đấu. Những mái tóc kiểu cách hợp thời, những pha ăn mừng theo trào lưu, những động tác xử lý điệu đà đôi lúc chỉ mang tính... minh họa, những hình ảnh tràn ngập trên các trang cá nhân của mạng xã hội…mới là “thương hiệu” của cầu thủ SLNA.
Tận dụng cộng đồng lớn yêu bóng đá, cầu thủ xứ Nghệ tìm mọi cách để “PR” bản thân trên sân cỏ và cả hậu trường. Đó là thực tế, khiến không ít NHM xứ Nghệ cảm thấy... thất vọng.
Tinh thần chơi bóng như thế này dường như đã là quá khứ của SLNA.
Thế nên, giờ gặp HN.T&T, cầu thủ SLNA thường “tắt điện” (thua cả 2 trận đấu ở mùa này). Đơn giản, vì đội bóng Thủ đô đang có được “vũ khí” của chính đội bóng xứ Nghệ đã từng sở hữu trước đây, đó là tinh thần, sự máu lửa.
HLV Hữu Thắng là người chủ trương thay đổi phong cách chơi bóng của SLNA. Thế nhưng, có một điều ông thầy họ Nguyễn này luôn quán triệt: “Bất cứ hoàn cảnh nào, tinh thần Sông Lam cũng không được đánh mất. Mất tinh thần Sông Lam là mất tất cả”.
HLV Ngô Quang Trường cũng thừa hiểu điều đó và ông cũng đã có những nỗ lực để truyền lửa cho các học trò. Thế nhưng, có thể cầu thủ trẻ bây giờ nghĩ khác, bên cạnh tính cách khá lành của Quang Trường nên cầu thủ không có được sự nhất quán cần thiết và sa vào nhiều việc làm hình ảnh quá nhiều đến chuyên môn, tinh thần.
Cầu thủ xứ Nghệ bây giờ thường chú trọng nhiều hơn đến hình thức.
SLNA đã trải qua không ít thời kỳ khó khăn nhưng chưa bao giờ người ta thấy chất Sông Lam bị nhạt nhoà như lúc này. Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi làm cách mạng về chuyên môn, đội bóng xứ Nghệ cần quán triệt về tinh thần và tư tưởng cho các cầu thủ. Chỉ khi ra sân với tinh thần của những chiến binh, khi ấy mời hy vọng sự khởi sắc và lấy lại những gì đã mất nơi khán giả.
Mất cái “chất Nghệ” nên sân Vinh bây giờ lại trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều đội bóng. S.Khánh Hoà đã lần thứ 2 liên tiếp “lấy” 3 điểm rời Vinh; trước đó HN.T&T và Hải Phòng cũng hạ SLNA ngay trên “chảo lửa” Vinh. Một sân bóng đã trở thành niềm tự hào nay lại thiếu nhiệt và các đội bóng thay nhau đè đội chủ nhà để “ức hiếp”, nghĩ cũng xót...
Có lẽ, đã lên lúc cần phải làm một cuộc “cách mạng”, để cứu “chảo lửa” một thời huy hoàng này.
Tác giả bài viết: Lâm Vũ