Kinh tế

Câu chuyện ra ngoài cần tiền mượn lái xe và ước nguyện của ông chủ tập đoàn Vingroup

Theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tiền là công cụ, phương tiện của mình làm việc. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe.

Quan điểm về tiền của Chủ tịch Vingroup

Từng trả lời báo chí, người đàn ông giàu nhất nước Việt nói về mục tiêu lớn nhất của cuộc đời ông, ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời .

“Ví dụ như bây giờ mục tiêu là phải có được một thương hiệu công nghiệp tốt. Hyundai làm được, Toyota làm được, tại sao Việt Nam mình không làm được? Mỹ có Microsoft, có Apple… tại sao mình không có được? Cứ cho là mình không phải là số 1 nhưng bét ra cũng vào top 5, top 10 đi. Những cái đó sẽ mang lại thương hiệu cho đất nước mình. Tóm lại, tôi muốn làm sao để đất nước mình được người ta biết đến ở khía cạnh trí tuệ, đẳng cấp”, ông nói với Báo Tuổi trẻ.

Lại tiếp về câu chuyện liên quan đến tiền, ông Vượng nói rằng, điều tôi tự nhủ với mình là tóm lại đến cuối đời mình làm được gì. Mình có cầm được một đống tiền đi sang thế giới bên kia không? Tôi vẫn hay nói đùa với anh em, lúc tôi sang thế giới bên kia chỉ cần 2 tay 2 va ly tiền mã là đủ rồi, hơn cũng không cầm theo được.

Theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tiền là công cụ, phương tiện của mình làm việc. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe.

Là người dẫn đầu trong danh sách đô la của Việt Nam, Chủ tịch Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng từng đi lên từ hai bàn tay trắng. Sau khi tốt nghiệp trường kinh tế địa chất tại Moscow vào năm 1992, ông Vượng đã đầu tư khoảng 10.000 USD và mở một nhà hàng tại Kharkov. Sau đó, ông về Việt Nam và mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ và bắt đầu sản xuất mì ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa.

Với khởi đầu chỉ với 30 nhân công nhân làm việc, "Mivina" đã trở thành thương hiệu đặc biệt hấp dẫn được thị trường Kharkov nhanh chóng đón nhận và sau này nổi tiếng trên toàn Ukraine. Những năm sau đó, nhà máy của ông Phạm Nhật kinh doanh thuận lợi thậm chí thương hiệu mì ăn liền Mivina còn bán được rộng rãi trên 30 quốc gia.

Đầu những năm 2000 khi việc làm ăn đang thuận lợi, ông Phạm Nhật Vượng đã quyết định bán lại doanh nghiệp của mình tại Kharkov và trở về Việt Nam lập nghiệp. Năm 2001, ông thành lập tiếp Công ty Vincom, chuyên xây dựng các trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp. Sau đó, hai công ty trên được sáp nhập trở thành Tập đoàn Vingroup, tập trung hẳn nguồn lực đầu tư trong nước. Ông Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên được Forbes vinh danh vào năm 2013 với tổng tài sản lên tới 1,5 tỷ USD.

Tính đến tháng 4/2020, tổng tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã chạm mốc 5,6 tỷ USD, xếp vị trí 286 trong số những người giàu nhất hành tinh, theo thống kê của Forbes.

Theo Forbes, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 1,65 tỷ USD so với lần công bố gần nhất vào tháng 3. Với khối tài sản lên tới 8,25 tỷ USD, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam và chính thức lọt top 200 người giàu nhất hành tinh (đứng thứ 195).

Tham vọng công nghệ, xe hơi

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định rằng kế hoạch của Vinfast sẽ là xuất khẩu xe ô tô tới Mỹ, châu Âu và Nga vào năm 2021.

Để hoàn thành kế hoạch đó, ông dự định sẽ đầu tư khoảng 2 tỷ USD từ tài sản cá nhân của mình. Số tiền này sẽ chiếm một nửa vốn đầu tư của Vinfast – công ty mới bắt đầu xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên tới người tiêu dùng Việt Nam vào năm nay.

"Mục tiêu cuối cùng của tôi là tạo ra một thương hiệu toàn cầu", vị tỷ phú 51 tuổi nói trong bài phỏng vấn với tờ Bloomberg. "Đó chắc chắn là một con đường rất khó khăn và chúng tôi sẽ phải cần đến rất nhiều sự nỗ lực. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một con đường ở phía trước".

Ông Vượng chi sẻ rằng Vinfast sẽ không có lãi trong ít nhất 5 năm nữa và thị trường địa phương "quá nhỏ" chính vì thế doanh số bán ở nước ngoài sẽ là chìa khóa quan trọng để giúp công ty có lãi. Ông Vượng trực tiếp sở hữu 26% của Vingroup. Vietnam Investment Group – công ty mà ông Vượng sở hữu 92% cổ phần hiện nắm 31,6% cổ phần Vingroup

Theo ông Vượng, trong vài năm tới, Vingroup sẽ phải dành "nhiều nghìn tỷ đồng mỗi năm" để bù lỗ cho Vinfast, dự kiến khoảng 18.000 tỷ VNĐ (tương đương 777 triệu USD) mỗi năm. Thua lỗ sẽ bao gồm khấu hao và khoản bù lỗ khoảng 7 nghìn tỷ NVĐ mỗi năm vì bán xe ở mức rẻ hơn chi phí.

Phương án mà Vingroup đưa ra là bán bớt cổ phần ở một vài mảng để hỗ trợ cho Vinfast. Ngoài ra, họ cũng buộc những chi nhánh còn lại phải cắt giảm chi phí để hỗ trợ cho mục tiêu này. Vinfast cũng sẽ tìm đến những khoản vay mới, thêm vào khối nợ trị giá 1,95 tỷ USD hiện có. Ông Vượng cũng lên kế hoạch niêm yết Vinfast trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam và có thể là cả quốc tế nữa.

"Chúng tôi có tham vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam mang tầm thế giới. Thử thách to lớn nhất của chúng tôi là những sản phẩm Việt Nam chưa có một thương hiệu toàn cầu. Với nhiều người bạn quốc tế, Việt Nam vẫn còn rất nghèo. Chúng tôi sẽ phải tìm cách thâm nhập vào thị trường, chứng minh sự hiện diện sản phẩm của mình và đưa Việt Nam đạt tới những tiêu chuẩn cao nhất của thế giới".

Thự tế, từ cuối tháng 7, VinFast bắt đầu hé lộ về xe mới của mình với tên gọi President (tổng thống, chủ tịch). Đây được xem là bản thương mại của mẫu Lux V8 mà hãng từng công bố tại triển lãm ô tô Geneva (Thụy Sĩ), vào tháng 3/2019.

Với những thông tin đã chia sẻ, President được VinFast phát triển với kích thước lớn hơn, khung gầm dài hơn so với Lux SA. Xe tham vọng cạnh tranh với các mẫu SUV hạng sang trên thị trường hiện nay như Lexus LX570 (giá từ 8,3 tỷ đồng) hay BMW X7 giá 7,5 tỷ đồng.

Dáng tổng thể của VinFast President tương tự Lux SA. Hãng ô tô Việt "sang hóa" mẫu xe mới bằng các chi tiết màu vàng đồng như logo, cản trước và ốp hốc đèn, giá nóc, ốp và bệ bước cửa, viền chân kính, bộ mâm và ốp đèn hậu. Chữ President cũng được thiết kế màu vàng đồng đặt phía sau xe.

Đầu 2020, VinFast chính thức công bố số liệu bán hàng tổng hợp của năm vừa qua. Theo đó có tổng cộng hơn 17.000 ôtô và 50.000 xe máy điện VinFast được khách hàng đặt mua.

VinFast và Vinsmart tập trung vào bán hàng tại thị trường trong nước, tận dụng tối đa hệ sinh thái Vingroup tạo sức hấp dẫn cho sản phẩm đồng thời xúc tiến xuất khẩu.

Trả lời Tuổi trẻ năm 2019, ông Vượng nói rằng, chuyển hướng sang công nghệ không phải là buông bỏ những thứ khác. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập tập đoàn, chúng tôi đã công bố rõ chiến lược 10 năm tới thì công nghệ sẽ là số 1, công nghiệp là số 2 và thương mại dịch vụ là số 3. Nhưng thương mại dịch vụ là số 3 không có nghĩa là teo dần đi, mà nó ngược lại phải lớn hơn bây giờ nhiều.

Hơn nữa, thương mại dịch vụ bây giờ vẫn đang là nhất vì nó là nguồn tiền để nuôi tất cả các ý tưởng, các dự án mới nên không thể buông ra được. Buông ra bây giờ thì lấy ai nuôi vì trong thời gian đầu ôtô phải bù lỗ, rồi điện thoại thông minh cũng bù lỗ...

Nhưng một khi công nghệ, công nghiệp phát triển rồi thì mình có thể góp phần đổi đời cho rất nhiều người. Ví dụ như người nghèo bây giờ một tháng thu nhập của họ không đáng kể, nhưng nếu họ trở thành những công nhân công nghệ bình thường thôi, lương của họ cũng sẽ cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, ta chỉ làm được điều đó khi ta có được một hệ sinh thái về công nghệ, tức là phải có những viện nghiên cứu những công nghệ lõi về AI, Big data..., phải có những công ty sản xuất phần mềm, rồi có những nhà thầu phụ của họ... Sau này dần dần lại phát triển thêm ra những nhánh khác nữa.

Tác giả: Phương Mai

Nguồn tin: vietq.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP