Qua khảo sát tại 7 hang động, Đoàn đã phát hiện trong hang Hở Trung - bản Kẻ ỏn - xã Tiên Kỳ có tầng văn hóa cấu thành bởi đất sét, vôi và vỏ nhuyễn thể (Óc núi, óc suối), có đồ đá, đồ gốm như cuội, ghẻ đẻo và rất nhiều mảnh gốm vỡ, có trang trí hoa văn thừng và hoa văn khắc vạch.
Căn cứ vào loại hình, chất liệu chế tạo đồ gốm và hoa văn trang trí trên đồ gốm, các nhà khoa học bước đầu xác định niên đại hang động của thời Kim khí khoảng 2.500 đến 2.700 năm cách ngày nay. Đoàn còn phát hiện dõi xe chỉ, cho thấy cư dân trong giai đoạn này đã biết se sợi, dệt vải, hoạt động kinh tế săn bắn hái lượm.
Từ kết quả này giúp nhà chuyên môn, nhà quản lý, cấp ủy chính quyền địa phương có kế hoạch tiếp tục điều tra, khai quật, nghiên cứu để tìm những tư liệu khẳng định, minh chứng cho những nhận định bước đầu nói trên. Chính quyền địa phương và ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân hiểu được ý nghĩa giá trị khoa học của những hiện vật cổ để nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển những di tích đó nhằm phục vụ việc nghiên cứu lâu dài.
Đây là cuộc điều tra khảo cổ học đầu tiên tại Tân Kỳ và kết quả đã phát hiện được những hiện vật cho thấy Tân Kỳ là mãnh đất cổ có điều kiện thuận lợi để cư dân nguyên thủy cách đây 2.500 đến 2700 năm cư trú, sinh sống và phát triển, đồng thời góp phần khẳng định tính chất bản địa, cội nguồn con người Việt Nam.
Tác giả bài viết: Cẩm Tú - Trọng Hùng
Nguồn tin: