Trong tỉnh

Phát hiện đàn lợn ở Nghệ An dương tính với dịch tả lợn cổ điển

Đàn lợn ở khu chăn nuôi của một đơn vị quân đội bị ốm chết, âm tính với dịch tả lợn Châu Phi nhưng dương tính với dịch tả lợn cổ điển.

Đây là kết quả xét nghiệm ngày 8/4 tại đàn lợn ở Tiểu đoàn 17, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An. Hiện 5 con lợn trong số tổng đàn lợn 65 con của Tiểu Đoàn 17 đã được tiêu hủy.

Địa bàn Tiểu Đoàn 17 đóng quân là nơi giáp ranh với xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, nơi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Ít ngày trước, lợn ở đây bị ốm, chết.

Theo ông Võ Đình Khoa - Trạm trưởng Trạm thú y Đô Lương, trước lúc xảy ra 30 con lợn bị ốm trong số tổng đàn 65 con ở Tiểu Đoàn 17, đàn lợn này không được tiêm phòng theo đúng quy trình chăn nuôi.
Sáng 8/4, Trạm Thú y Đô Lương đã chỉ đạo tiêm vắc xin toàn bộ đàn lợn của Tiểu Đoàn 17. Đồng thời tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại và các vùng phụ cận.

Chốt chặn tại xã Minh Sơn (Đô Lương), nơi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi luôn có người túc trực, tưới nước vôi sát trùng. Ảnh: Ngọc Phương

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ năm 1921, dịch tả lợn cổ điển xuất hiện từ thời xa xưa. Riêng dịch tả lợn cổ điển đã có vắc xin phòng ngừa, tuy nhiên, nếu lợn bị bệnh chết phải tiêu hủy đúng quy trình. Đặc điểm của lợn bị bệnh dịch tả lợn cổ điển và dịch tả lợn châu Phi giống nhau, như sốt cao, bỏ ăn, nước mắt nước mũi chảy, xuất huyết lấm chấm hình đinh ở vùng da mỏng.

Đến nay, sau 5 ngày xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Minh Sơn, trên địa bàn huyện Đô Lương không xuất hiện thêm ổ dịch phát sinh. Tại 2 điểm chốt chặn trên địa bàn xã đã thực hiện đúng quy trình, thường xuyên rải vôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng khi có phương tiện tham gia giao thông đi qua. Số người luân phiên trực tại 2 điểm chốt chặn gồm có 3 người, 2 công an xã, 1 cán bộ thú y.

Bệnh dịch tả lợn cổ điển gây ra bởi vi rút có khả năng truyền nhiễm và lây bệnh cao, tạo thành dịch rất khó kiểm soát đối với ngành chăn nuôi. Nuôi lợn ngoài vấn đề cho lợn ăn gì nhanh lớn, các dịch bệnh virus như dịch tả lợn cổ điển được xếp vào nhóm các bệnh phải thông báo dịch với cơ quan kiểm soát thú y khi có dấu hiệu dịch xuất hiện.

Mức độ nghiêm trọng cũng như những thiệt hại mà dịch tả lợn cổ điển gây ra cho ngành chăn nuôi là rất lớn, vì vậy, khâu phòng bệnh cho lợn cần được thực hiện nghiêm túc và bài bản, tránh trường hợp dịch bùng phát do khâu phòng bệnh kém. Từ những kiến thức chuyên ngành cho biết, đây là loại bệnh gây nhiều trở ngại cho các hộ nhà nông mong muốn làm giàu từ nuôi lợn.

Dịch tả lợn cổ điển tiến triển, phát triển một cách nhanh chóng nhưng không biểu hiện ra thành triệu chứng rõ ràng, lợn nhiễm bệnh chết đột ngột và khó quan sát, dự tính trước. Biểu hiện đặc trưng nhất có thể quan sát được là lợn bỏ ăn cám, sốt cao trên 40 độ C, đồng thời lộ vẻ mệt mỏi, đờ đẫn, nặng có thể nôn mửa. Các phần da mỏng vùng mang tai, nách, bẹn nổi chấm đỏ đầu kim li ti, sau đó chuyển dần sang tím. Lợn có biểu hiện khó thở, mạch nhanh và chết sau 1 đến 2 ngày phát bệnh.

Tỷ lệ chết của lợn mắc dịch tả lợn cổ điển thể quá cấp tính lên tới 100%. Lợn con dễ mắc dịch tả cổ điển thể quá cấp tính hơn lợn trưởng thành.

Tác giả: Ngọc Phương

Nguồn tin: Báo Nghệ An

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP