- Nhóm thứ 2: Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật; Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. Vi phạm một trong các hành vi này, bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
- Nhóm thứ 3: Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông; Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị; Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư; Dừng xe, đỗ xe trên điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau; Người điều khiển hoặc chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước; Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Nếu vi phạm một trong các hành vi này bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
- Nhóm thứ 4: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe; Dừng xe, đỗ xe trên cầu; Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông; Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định; Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép; Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế. Vi phạm một trong các hành vi này bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
- Nhóm thứ 5: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định (nếu quá từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị phạt 100.00-200.000 đồng, quá quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị phạt 500.000 -1 triệu đồng, chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h phạt 3 triệu đến 4 triệu đồng).
- Nhóm thứ 6: Uống rượu bia khi tham gia giao thông (nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt 3-4 triệu đồng.
Ngoài các hành vi nhiều người thường vi phạm nêu trên, Nghị định 46/2016 quy định phạt nặng các lỗi như: Phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông; Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Phạt tiền từ 3 triệu đến 4 triệu đồng đối với người điều khiển xe mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với người điều khiển xe buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định. Nếu các hành vi này gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 14 triệu đồng.
Lễ ra quân hưởng ứng năm An toàn giao thông
Liên tiếp các vụ tại nạn xảy ra trong thời gian gần đây trên địa bàn huyện
Nghị định 46 cũng quy định một số trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định…
An toàn khi tham gia giao thông là mong ước của mọi người. Để đảm bảo an tòan giao thông đòi hỏi mọi người phải hiểu biết về quy tắc tham gia giao thông và có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Không có ý thức chấp hành luật lệ giao thông thật đáng lên án nhưng không hiểu biết về quy tắc tham gia giao thông dẫn đến tai nạn cũng đáng trách lắm thay./.
Tác giả bài viết: Phan Hiến Lãng