Nguyên nhân do các bất cập như cơ sở vật chất không phù hợp (phòng chật, lớp đông), GV chưa được tập huấn đầy đủ về chương trình, tài liệu hướng dẫn học chưa tốt (một số bài không phù hợp với phương pháp học nhóm), giá quá cao; phụ huynh lo lắng con em bị giảm sút về kiến thức. Do đó, có hiện tượng phụ huynh xin cho con chuyển trường để không học VNEN. Do đó, trong quá trình chỉ đạo, Sở GDĐT Nghệ An liên tục điều chỉnh nội dung, phương pháp VNEN cho phù hợp với thực tiễn.
Sau khi dự án kết thúc, không có trường tiểu học nào trên địa bàn Nghệ An triển khai chương trình VNEN, mà có 290 trường áp dụng “một phần của dự án”, bao gồm đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn... Tuy nhiên, đây là những giải pháp đã triển khai từ nhiều năm trước. Tại 73 trường được tài trợ, sau khi dự án kết thúc vẫn tiếp tục chương trình VNEN, tuy nhiên, Bộ GDĐT không nêu rõ có cần thông qua và được phụ huynh đồng ý hay không. Tại Nghệ An, ban đầu dự định sẽ triển khai VNEN tại 62 trường THCS, nhưng sau rút xuống còn 26 trường. Các trường này cũng trên cơ sở lựa chọn của cơ quan quản lý giáo dục, không có sự trưng cầu ý kiến phụ huynh.
Sau khi dự án kết thúc, không có trường tiểu học nào trên địa bàn Nghệ An triển khai chương trình VNEN, mà có 290 trường áp dụng “một phần của dự án”, bao gồm đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn... Tuy nhiên, đây là những giải pháp đã triển khai từ nhiều năm trước. Tại 73 trường được tài trợ, sau khi dự án kết thúc vẫn tiếp tục chương trình VNEN, tuy nhiên, Bộ GDĐT không nêu rõ có cần thông qua và được phụ huynh đồng ý hay không. Tại Nghệ An, ban đầu dự định sẽ triển khai VNEN tại 62 trường THCS, nhưng sau rút xuống còn 26 trường. Các trường này cũng trên cơ sở lựa chọn của cơ quan quản lý giáo dục, không có sự trưng cầu ý kiến phụ huynh.
Tác giả bài viết: Q.ĐẠI