Trong 6 tháng đầu năm 2017 (từ ngày 16/11/2016 đến ngày 15/5/2017) trên địa bàn tỉnh xảy ra 134 vụ tai nạn giao thông, làm chết 105 người, bị thương 100 người, hư hỏng 60 xe ô tô, 101 mô tô, 7 xe đạp. So với cùng kỳ năm 2016 giảm 25 vụ (= 15,72 %), giảm 6 người chết (=5,4%), giảm 13 người bị thương (= 11,5%).
Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là tai nạn đường bộ với 122 vụ, làm chết 99 người, bị thương 94 người; đường sắt xảy ra 12 vụ, làm chết 6 người, bị thương 6 người; đường thủy nội địa không xảy ra tai nạn.
Theo bảng phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn của Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, phần lớn các vụ tai nạn xảy ra do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát (chiếm 30,6%). Ngoài ra còn do người điều khiển phương tiện đi sai phần đường, làn đường (chiếm 22,4%), không làm chủ tốc độ (chiếm 19,3%), tránh vượt sai quy định (chiếm 9,7%), chuyển hướng sai, không nhường đường,...
Mặc dù so với cùng kỳ năm ngoái, tai nạn giao thông giảm cả số vụ, số người chết và số người bị thương; tuy nhiên những con số đó vẫn còn khá lớn. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho rằng hiện vẫn có nhiều tồn tại chưa được khắc phục dẫn đến con số tai nạn giao thông còn lớn.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An nêu ra một số tồn tại chính như đến nay vẫn chưa có quy định pháp lý về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người thực thi công vụ trong bảo đảm trật tự ATGT; cho nên việc gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu chính quyền cơ quan, đơn vị chức năng và địa phương trong công tác bảo đảm trật tự ATGT chưa đi vào thực chất, chưa hiệu quả.
Sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới đường bộ cũng như hạn chế của công tác tổ chức, điều tiết giao thông cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Trong 6 tháng đầu năm đã đăng ký mới 5.155 ô tô và 50.804 mô tô, xe máy, 3.982 xe máy điện nâng tổng số phương tiện hiện quản lý trên địa bàn là 91.190 xe ô tô và 1.421980 mô tô, xe máy, 48.920 xe máy điện.
Bên cạnh đó, tồn tại các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT chưa được xử lý dứt điểm, đặc biệt là tình trạng đường ngang không đảm bảo an toàn, lối đi dân sinh trái phép tồn tại trên hệ thống đường sắt; hệ thống vạch sơn, tín hiệu, ký hiệu, biển báo giao thông còn bất cập trên nhiều tuyến đường bộ.
Mạng lưới giao thông đường bộ phát triển mạnh, một số tuyến đường tỉnh được nâng lên quốc lộ, đường huyện lên đường tỉnh; hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa nhưng còn tồn tại nhiều điểm giao cắt nguy hiểm, bị che khuất tầm nhìn chưa được xử lý và bố trí đầy đủ hệ thống thiết bị phụ trợ ATGT... tai nạn giao thông tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng gia tăng, phức tạp.
Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, chưa tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là tai nạn đường bộ với 122 vụ, làm chết 99 người, bị thương 94 người; đường sắt xảy ra 12 vụ, làm chết 6 người, bị thương 6 người; đường thủy nội địa không xảy ra tai nạn.
Theo bảng phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn của Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, phần lớn các vụ tai nạn xảy ra do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát (chiếm 30,6%). Ngoài ra còn do người điều khiển phương tiện đi sai phần đường, làn đường (chiếm 22,4%), không làm chủ tốc độ (chiếm 19,3%), tránh vượt sai quy định (chiếm 9,7%), chuyển hướng sai, không nhường đường,...
Mặc dù so với cùng kỳ năm ngoái, tai nạn giao thông giảm cả số vụ, số người chết và số người bị thương; tuy nhiên những con số đó vẫn còn khá lớn. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho rằng hiện vẫn có nhiều tồn tại chưa được khắc phục dẫn đến con số tai nạn giao thông còn lớn.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An nêu ra một số tồn tại chính như đến nay vẫn chưa có quy định pháp lý về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người thực thi công vụ trong bảo đảm trật tự ATGT; cho nên việc gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu chính quyền cơ quan, đơn vị chức năng và địa phương trong công tác bảo đảm trật tự ATGT chưa đi vào thực chất, chưa hiệu quả.
Sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới đường bộ cũng như hạn chế của công tác tổ chức, điều tiết giao thông cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Trong 6 tháng đầu năm đã đăng ký mới 5.155 ô tô và 50.804 mô tô, xe máy, 3.982 xe máy điện nâng tổng số phương tiện hiện quản lý trên địa bàn là 91.190 xe ô tô và 1.421980 mô tô, xe máy, 48.920 xe máy điện.
Bên cạnh đó, tồn tại các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT chưa được xử lý dứt điểm, đặc biệt là tình trạng đường ngang không đảm bảo an toàn, lối đi dân sinh trái phép tồn tại trên hệ thống đường sắt; hệ thống vạch sơn, tín hiệu, ký hiệu, biển báo giao thông còn bất cập trên nhiều tuyến đường bộ.
Mạng lưới giao thông đường bộ phát triển mạnh, một số tuyến đường tỉnh được nâng lên quốc lộ, đường huyện lên đường tỉnh; hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa nhưng còn tồn tại nhiều điểm giao cắt nguy hiểm, bị che khuất tầm nhìn chưa được xử lý và bố trí đầy đủ hệ thống thiết bị phụ trợ ATGT... tai nạn giao thông tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng gia tăng, phức tạp.
Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, chưa tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
Tác giả: Phương Thảo
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An