LTS: Theo quy định của Bộ GD&ĐT tại Thông tư 30, thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
Nội dung đánh giá gồm: quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành và phát triển một số năng lực như: tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; sự hình thành và phát triển một số phẩm chất như: chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục, trung thực, kỷ luật, đoàn kết...
Gần kết thúc năm học chính là thời điểm mà cả học sinh và phụ huynh đều háo hức với những “danh hiệu” mà con đạt được. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nội dung khen thưởng trong tờ giấy khen cuối năm khiến không ít phụ huynh hoang mang vì không biết thành tích của con họ đang ở mức nào.
Ths Trương Khắc Trà cho rằng việc khen thưởng tràn lan như hiện nay, học sinh cầm giấy khen nhưng không trân trọng nó, phụ huynh thấy con được khen mà không biết nên vui mừng, hãnh diện thế nào. Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến này.
Cứ khi nào có dịp ghé thăm nhà người bạn từng là giáo viên trung học là lúc được nghe những câu chuyện nhức nhối của ngành giáo dục mà anh đau đáu khi không còn trên bục giảng.
Mấy ngày nay, chuyện giấy khen “lạ” tràn lan trên các phương tiện truyền thông nhưng nay được cầm tận tay tờ “giấy khen từng mặt”, “hoàn thành xuất sắc…” của hai đứa con người bạn mới nhận được thì tôi tự đặt câu hỏi rằng: Không lẽ, bệnh thành tích của ngành giáo dục đã lên tới mức này rồi sao?
Nội dung đánh giá gồm: quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành và phát triển một số năng lực như: tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; sự hình thành và phát triển một số phẩm chất như: chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục, trung thực, kỷ luật, đoàn kết...
Gần kết thúc năm học chính là thời điểm mà cả học sinh và phụ huynh đều háo hức với những “danh hiệu” mà con đạt được. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nội dung khen thưởng trong tờ giấy khen cuối năm khiến không ít phụ huynh hoang mang vì không biết thành tích của con họ đang ở mức nào.
Ths Trương Khắc Trà cho rằng việc khen thưởng tràn lan như hiện nay, học sinh cầm giấy khen nhưng không trân trọng nó, phụ huynh thấy con được khen mà không biết nên vui mừng, hãnh diện thế nào. Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến này.
Cứ khi nào có dịp ghé thăm nhà người bạn từng là giáo viên trung học là lúc được nghe những câu chuyện nhức nhối của ngành giáo dục mà anh đau đáu khi không còn trên bục giảng.
Mấy ngày nay, chuyện giấy khen “lạ” tràn lan trên các phương tiện truyền thông nhưng nay được cầm tận tay tờ “giấy khen từng mặt”, “hoàn thành xuất sắc…” của hai đứa con người bạn mới nhận được thì tôi tự đặt câu hỏi rằng: Không lẽ, bệnh thành tích của ngành giáo dục đã lên tới mức này rồi sao?
Giấy khen được lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Chúng tôi là giáo viên Tiểu học.
Bởi ngoài việc để lấy thành tích ra thì những kiểu giấy khen như vậy chẳng nói lên được điều gì, thậm chí nó còn gây “tác dụng phụ” nguy hiểm đối với nhiều bậc phụ huynh nếu chỉ nhìn tờ giấy khen để yên tâm rằng: Con mình học giỏi chăm ngoan.
Những đứa trẻ hớn hở nhận giấy khen nhưng đâu biết rằng bản chất của tờ giấy khen kiểu như vậy chỉ làm “hồng” thêm thành tích của người lớn.
Nhà trường khen học sinh tiểu học “hoàn thành từng mặt” vậy chương trình học cả năm của học sinh có…bao nhiêu mặt?
Giả sử nếu học sinh hoàn thành mặt này và được khen thì phải chăng mặt kia chưa hoàn thành (vì không có giấy khen) và ai phải chịu trách nhiệm về việc học sinh không hoàn thành mặt nào đó?
Vì sao chỉ hoàn thành một vài mặt mà học sinh vẫn được lên lớp hầu như 100%?
Chưa kể kiểu giấy khen “hoàn thành xuất sắc nội dung môn…”, vậy những môn còn lại là không hoàn thành?
Nếu khen như vậy thì sẽ “loạn giấy khen” vì cứ học tốt môn nào sẽ được khen môn đó.
Kiểu khen như vậy chẳng có tác dụng gì ngoài lấy thành tích hão cho nhà trường, nó giống như một cuộc thi ở làng mà ở đó thi xong ai cũng có giải và hầu hết là giải để an ủi…chống khiếu nại!
Chúng ta không nên dùng sự ngây thơ trong sáng của trẻ thơ để vẽ vời thành tích cho cá nhân ai đó và giáo dục không phải là liều thuốc an thần để có thể làm hài lòng tất cả bằng những kiểu khen vô thưởng vô phạt
Bởi khen quá “lố” sẽ khiến học sinh ảo tưởng về năng lực học từ đó triệt tiêu động lực phấn đấu.
Nguy hiểm hơn chúng ta đang tiêm nhiễm căn bệnh quái ác của chính mình cho thế hệ tương lai, đó là căn bệnh thành tích, chúng ta có thể copy, đóng dấu và ký rất dễ dàng những tờ giấy khen nhưng xin đừng “copy” thói sĩ diện, bệnh thành tích để “dán” lên con trẻ.
Trước đây, giấy khen học sinh chỉ có hai dạng là học sinh giỏi toàn diện và học sinh tiên tiến, những tấm giấy khen ấy vô cùng quý giá mà ai cũng khát khao muốn sở hữu.
Vì cả lớp chỉ có một hoặc hai học sinh giỏi toàn diện và không quá 10 học sinh có học lực khá được khen danh hiệu tiên tiến.
Những tờ giấy khen thời ấy phản ánh đúng thực lực của từng học sinh, những bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi là giỏi thật sự về tất cả các môn, tổng điểm tổng kết phải đạt 8,0 trở lên và dĩ nhiên thầy cô cũng không có thói quen nâng điểm dễ dãi như bây giờ.
Khi đó, phụ huynh chỉ cần xem tờ giấy khen là biết con em mình học hành như thế nào.
Ngày nay, có nằm mơ cũng không thể tin được một lớp 37 học sinh thì có đến 36 em đạt danh hiệu học sinh giỏi và 1 học sinh tiên tiến.
Để “sản xuất” và phát những tờ giấy khen là điều không khó nhưng đừng cố gắng biến tất cả trở thành hoàn hảo, một xã hội sẽ rối ren nếu mọi thứ được xây dựng trên cái nền của giá trị ảo.
Đừng quá dễ dãi “tặc lưỡi” với những tờ giấy khen của học trò mà không tiên lượng hậu quả để lại sẽ như thế nào?
Tác giả bài viết: Ths Trương Khắc Trà