Thông tin trên được Tân Hoa xã của Trung Quốc đăng tải chiều cùng ngày. Theo đó, du thuyền mới này – thuộc quyền sở hữu của Công ty Công ty TNHH vận tải biển Eo biển Hải Nam - đã khởi hành từ thành phố Tam Á (Sanya).
Du thuyền này có thể chở 499 người với tầm hoạt động 3.000 hải lý. Trên du thuyền có tổng cộng có 82 buồng khách, đồng thời có thể cung cấp một số dịch vụ như ăn tối, giải trí, mua sắm, điều trị y tế và bưu chính trên tàu.
Một quan chức thuộc Công ty TNHH vận tải biển Eo biển Hải Nam cho biết chuyến đi đầu tiên nói trên của du thuyền kéo dài 4 ngày, 3 đêm. Dự kiến, nó sẽ tới quần đảo Hoàng Sa vào sáng 3-3.
Về những chuyến đi ngang ngược do Trung Quốc tổ chức tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phía Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối và bày tỏ lập trường rõ ràng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 24-6-2016 đã nhấn mạnh: "Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ quan điểm rõ ràng và nhất quán về vấn đề này. Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việc Trung Quốc xây dựng, đưa vào sử dụng trái phép các công trình trên các đá, bãi tại khu vực quần đảo Trường Sa hay tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đều xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Những hành động phi pháp như vậy không thể làm thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này".
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nêu trên và không để tái diễn các hành động tương tự; nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Một quan chức thuộc Công ty TNHH vận tải biển Eo biển Hải Nam cho biết chuyến đi đầu tiên nói trên của du thuyền kéo dài 4 ngày, 3 đêm. Dự kiến, nó sẽ tới quần đảo Hoàng Sa vào sáng 3-3.
Về những chuyến đi ngang ngược do Trung Quốc tổ chức tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phía Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối và bày tỏ lập trường rõ ràng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 24-6-2016 đã nhấn mạnh: "Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ quan điểm rõ ràng và nhất quán về vấn đề này. Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việc Trung Quốc xây dựng, đưa vào sử dụng trái phép các công trình trên các đá, bãi tại khu vực quần đảo Trường Sa hay tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đều xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Những hành động phi pháp như vậy không thể làm thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này".
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nêu trên và không để tái diễn các hành động tương tự; nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Tác giả bài viết: Đỗ Quyên
Nguồn tin: