Mấy hôm nay thời tiết nắng nóng, trong sân nhà ông Lê Văn Ba - chủ một vườn ươm cây giống ở xóm 11, xã Thanh Mỹ (Thanh Chương) không khí ngột ngạt vì mất điện, hoặc điện yếu quạt điện không quay được, quạt mo không đủ dùng nên ai cũng mệt mỏi vì nóng bức. Trong khi đó, có rất nhiều khách hàng từ các huyện trong tỉnh và Hà Tĩnh ra mua cây giống.
Trước tình hình điện yếu kéo dài, ông Lê Văn Ba đã đưa ra sáng kiến là các hộ ươm cây giống phải luân phiên nhau tưới cây, khi nhà này tưới thì các nhà khác phải tắt hết các thiết bị điện.
Sáng kiến này sau đó được một số cụm dân cư áp dụng theo, nhưng nhu cầu sinh hoạt gia đình lúc nào cũng cần đến điện nên cách này không thể phục vụ cuộc sống lâu dài .
Cách nhà ông Ba không xa, anh Lê Văn Dũng đang hì hục sửa máy bơm. Nguyên do là để đủ điện bơm nước anh đã dùng một lúc hai pha nóng, điện áp tăng đột ngột dẫn đến máy cháy.
Đến bên hệ thống bảng điện và chiếc Lioa anh Dũng phân trần: "Điện yếu quanh năm nên tôi phải kéo cả 3 pha. Hiện tại chỉ có 1 pha đạt 150V, còn một pha chi được 10V. Để đủ điện bơm nước và sử dụng các thiết bị điện khác, tôi liều lĩnh chập 2 pha làm một, nếu bất ngờ điện áp tăng thì cháy thiết bị. Có năm nhà tui cháy đến 3, 4 chiếc máy bơm nhưng đành chấp nhận”.
Thiếu điện, cảnh mắc võng ngoài sân quạt liền tay cho con nhỏ ngủ, nấu cơm bằng bếp gas hay ăn cơm ở ngoài sân từ nguồn ánh sáng của đèn ắc quy là chuyện thường ngày ở xóm 11, xã Thanh Mỹ.
Tình trạng thiếu điện sinh hoạt không chỉ diễn ra ở xã Thanh Mỹ, xã ở xã Thanh Phong cũng có nhiều hộ dân phải sống trong cảnh điện “chập chờn”, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt gia đình. Theo phản ánh của người dân, thời điểm từ 9 -12h trưa, đặc biệt là từ 15 - 20h là giờ điện yếu nhất; nhiều gia đình phải đầu tư 2 - 3 triệu đồng mua ổn áp về sử dụng.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh Phong, người dân rất bức xúc vì chất lượng điện yếu.
Ngoài các thiết bị làm mát không chạy được, nhiều thôn, xóm bà con phải cắm cơm từ sáng sớm, lúa ngô thu hoạch về phải thay nhau chia điện tuốt xuyên đêm.
Sau khi làm đường giao thông theo chuẩn nông thôn mới, nhiều tuyến cột điện bị lấp, đường điện thấp nên rất nguy hiểm. Hiện có 1 tuyến tại thôn 1B vẫn còn nguyên tình trạng như lúc mới xây dựng cách đây hơn 20 năm là cột tre, gỗ dựng tạm và đi dây trần rất nguy hiểm.
Trao đổi với chúng tôi về thực trạng trên, ông Ngũ Văn Chương - Giám đốc Điện lực Thanh Chương cho biết, nguyên nhân điện sinh hoạt ở một số xóm xã Thanh Mỹ, Thanh Phong thiếu và yếu là do đường điện xây dựng lâu ngày đã xuống cấp. Ngành điện mới nhận bàn giao quản lý, chưa đủ nguồn lực để giải quyết triệt để các bất cập. Riêng với xóm 11, xã Thanh Mỹ đơn vị đã hoàn tất hồ sơ để xây dựng một trạm biến áp tại trung tâm xóm nhưng chưa triển khai vì thiếu kinh phí.
Trước mắt, Điện lực Thanh Chương đang tiến hành lặp đặt một trạm biến áp 4.000 KVA tại ngã năm xã Hạnh Lâm để tăng cường nguồn cho cả vùng, trong đó có xóm 11, xã Thanh Mỹ. Còn ở các địa bàn khác đơn vị sẽ khắc phục theo kế hoạch đặt ra.
Trước tình hình điện yếu kéo dài, ông Lê Văn Ba đã đưa ra sáng kiến là các hộ ươm cây giống phải luân phiên nhau tưới cây, khi nhà này tưới thì các nhà khác phải tắt hết các thiết bị điện.
Sáng kiến này sau đó được một số cụm dân cư áp dụng theo, nhưng nhu cầu sinh hoạt gia đình lúc nào cũng cần đến điện nên cách này không thể phục vụ cuộc sống lâu dài .
Cách nhà ông Ba không xa, anh Lê Văn Dũng đang hì hục sửa máy bơm. Nguyên do là để đủ điện bơm nước anh đã dùng một lúc hai pha nóng, điện áp tăng đột ngột dẫn đến máy cháy.
Đến bên hệ thống bảng điện và chiếc Lioa anh Dũng phân trần: "Điện yếu quanh năm nên tôi phải kéo cả 3 pha. Hiện tại chỉ có 1 pha đạt 150V, còn một pha chi được 10V. Để đủ điện bơm nước và sử dụng các thiết bị điện khác, tôi liều lĩnh chập 2 pha làm một, nếu bất ngờ điện áp tăng thì cháy thiết bị. Có năm nhà tui cháy đến 3, 4 chiếc máy bơm nhưng đành chấp nhận”.
Thiếu điện, cảnh mắc võng ngoài sân quạt liền tay cho con nhỏ ngủ, nấu cơm bằng bếp gas hay ăn cơm ở ngoài sân từ nguồn ánh sáng của đèn ắc quy là chuyện thường ngày ở xóm 11, xã Thanh Mỹ.
Tình trạng thiếu điện sinh hoạt không chỉ diễn ra ở xã Thanh Mỹ, xã ở xã Thanh Phong cũng có nhiều hộ dân phải sống trong cảnh điện “chập chờn”, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt gia đình. Theo phản ánh của người dân, thời điểm từ 9 -12h trưa, đặc biệt là từ 15 - 20h là giờ điện yếu nhất; nhiều gia đình phải đầu tư 2 - 3 triệu đồng mua ổn áp về sử dụng.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh Phong, người dân rất bức xúc vì chất lượng điện yếu.
Ngoài các thiết bị làm mát không chạy được, nhiều thôn, xóm bà con phải cắm cơm từ sáng sớm, lúa ngô thu hoạch về phải thay nhau chia điện tuốt xuyên đêm.
Sau khi làm đường giao thông theo chuẩn nông thôn mới, nhiều tuyến cột điện bị lấp, đường điện thấp nên rất nguy hiểm. Hiện có 1 tuyến tại thôn 1B vẫn còn nguyên tình trạng như lúc mới xây dựng cách đây hơn 20 năm là cột tre, gỗ dựng tạm và đi dây trần rất nguy hiểm.
Trao đổi với chúng tôi về thực trạng trên, ông Ngũ Văn Chương - Giám đốc Điện lực Thanh Chương cho biết, nguyên nhân điện sinh hoạt ở một số xóm xã Thanh Mỹ, Thanh Phong thiếu và yếu là do đường điện xây dựng lâu ngày đã xuống cấp. Ngành điện mới nhận bàn giao quản lý, chưa đủ nguồn lực để giải quyết triệt để các bất cập. Riêng với xóm 11, xã Thanh Mỹ đơn vị đã hoàn tất hồ sơ để xây dựng một trạm biến áp tại trung tâm xóm nhưng chưa triển khai vì thiếu kinh phí.
Trước mắt, Điện lực Thanh Chương đang tiến hành lặp đặt một trạm biến áp 4.000 KVA tại ngã năm xã Hạnh Lâm để tăng cường nguồn cho cả vùng, trong đó có xóm 11, xã Thanh Mỹ. Còn ở các địa bàn khác đơn vị sẽ khắc phục theo kế hoạch đặt ra.
Tác giả: Trần Đình Hà
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An