Cụ thể, phạt hành vi kinh doanh thức ăn nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm với số tiền 4 triệu đồng; không thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho những người đang phục vụ tại quán với số tiền 750 ngàn đồng. Tổng số tiền bà Loan bị phạt là 7.250.000 đồng.
Hình ảnh quán Tam Nguyên. Ảnh: Internet. |
Công an Đà Lạt cho biết khi đến kiểm tra, bà Loan và chồng là Nguyễn Thanh Hải đều phủ nhận việc kinh doanh, và nói chỉ nấu ăn phục vụ bạn bè, người quen. Nhưng qua quá trình theo dõi, công an cho rằng quán Tam Nguyên nhận đặt nấu ăn phục vụ du khách qua điện thoại và mạng internet; đồng thời yêu cầu khách phải đặt cọc trước mới phục vụ.
Công an Đà Lạt cho biết thêm, ông Hải có tên cúng cơm là Ayun, chứ không phải người dân tộc như nhiều người chia sẻ trên mạng. Cũng theo công an TP. Đà Lạt, không riêng trường hợp của bà Phượng, nhiều du khách khác cũng phản ánh việc đặt cọc tại quán Tam Nguyên nhưng vì đến trễ giờ nên không được phục vụ và cũng không được trả lại tiền đã đặt cọc. Bên cạnh việc xử phạt hành chính, Công an Đà Lạt yêu cầu bà Loan phải chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật.
Trước đó, nhiều du khách lên Đà Lạt phản ánh, khi đã liên hệ đặt cơm tại quán Tam Nguyên để ăn uống, thường gửi tiền đặt cọc trước.Tuy nhiên, vì lý do khách quan, khách đặt cơm đến trễ hẹn và bị quán từ chối phục vụ. Khách đòi lại tiền đặt cọc trước đó thì chủ quán cơm Tam Nguyên không trả lại. Sự việc được đưa lên mạng xã hội facebook đã nhận hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ tỏ thái độ bất bình về cách hành xử của chủ quán cơm.
Tác giả: Hải Đăng
Nguồn tin: Báo Tiêu dùng