Tuy nhiên, chiếc áo rằn ri hắn đang mặc và phần lều bạt xung quanh cho thấy đây không phải một văn phòng làm việc bình thường, mà là trung tâm tuyển dụng chiến binh thánh chiến tại Syria. Omsen, hay còn được biết đến với tên gọi Omar Diaby, là “siêu chiến binh thánh chiến” người Pháp.
Thông qua hàng loạt video đăng tải trên mạng dưới cái tên “19HH” (19 là số người tham gia vào vụ tấn công 11-9 ở Mỹ), giới chức trách Pháp cho biết hắn đã tuyển được khoảng 80% kẻ khủng bố biết nói tiếng Pháp đến Syria và Iraq. Những đoạn clip được lồng thêm hiệu ứng của phim Hollywood cùng các đoạn nhạc rap, thuyết âm mưu và tôn giáo để mê hoặc những thanh niên Hồi giáo người Pháp tham dự vào cuộc chiến.
Đối với những người bị Omsen mê hoặc, những người say sưa nghe hắn rao giảng, Omsen được xem như một lãnh tụ tinh thần. “Tất cả bọn họ nhìn hắn ta như thể hắn là một vị thần, còn đó là một giáo phái. Hắn ta làm tôi nghĩ tới một bậc thầy” – anh Fouad El Bathy, người từng gặp gỡ Omsen tại Syria, cho hay.
Omar Omsen tại "phòng làm việc" của hắn. Ảnh: CNN
Anh El Bathy tới Syria để tìm cách cứu em gái Nora, người bỏ trốn tới nơi này khi chỉ mới 15 tuổi. Nora chỉ là một trong hàng ngàn người khác dấn thân vào cuộc hành trình.
Khi Nora đột nhiên biến mất khỏi nhà tại TP Avignon – Pháp 2 năm trước, gia đình cô hoàn toàn không biết cô đã đi đâu. Sau khi đi tìm khắp mọi nơi, anh El Bathy mới phát hiện ra rằng em gái mình đã đến Syria để “giúp người Syria”.
“Chúng tôi đều bị sốc. Em gái tôi nói chuyện như thể nó đang ở trên thiên đường, như thể nó đã đạt được mục tiêu” – anh El Bathy nhớ lại. Mãi đến sau này, anh mới phát hiện ra Nora bị tên “siêu chiến binh thánh chiến” dụ đi.
“Tôi thấy Omar Omsen xuất hiện trên truyền thông. Lúc đó hắn đang được một nhà báo phỏng vấn và nhắc đến Nora. Hắn nói rằng hắn xem em gái tôi giống như con gái ruột của hắn” – anh El Bathy kể lại.
Sau đó, El Bathy quyết định đi theo Nora, bất chấp tất cả mọi hiểm nguy tới Syria để tìm cách đưa em gái về nhà. Trên đường đi, anh liên tục bị những tên khủng bố dụ dỗ, kêu gọi chiến đấu cho thánh Allah và bị buộc phải đến nơi tập trung của nhóm để nghe Omsen giảng đạo.
Cuối cùng, anh El Bathy cũng có cơ hội đến thăm Nora nhưng dưới sự theo dõi chặt chẽ của Omsen. Mặc dù Nora cũng tỏ ý định muốn về nhà nhưng căn phòng cô ở bị lắp đặt camera để ngăn cô bỏ trốn.
Không còn cách nào khác, El Bathy đành tiếp tục dành thêm nhiều ngày sống cùng những kẻ cuồng đạo của Omsen. Anh ngạc nhiên phát hiện ra rằng Nora vẫn chưa phải là người nhỏ tuổi nhất. “Có hơn 50 đứa trẻ vị thành niên tại đó. Có những đứa chỉ mới 5 tới 10 tuổi. Chúng đến từ khắp nơi trên thế giới” – anh El Bathy nhớ lại.
Cuối cùng, El Bathy vẫn không có cơ hội cứu được Nora ra khỏi địa ngục. Omsen và những tay súng bắt đầu nghi ngờ rằng anh có ý định “bắt cóc” Nora. Kết quả là anh bị giam tại một căn nhà do một tay súng canh gác.
Vài ngày sau đó, anh El Bathy bị buộc phải quay lại Pháp mà không có chút lựa chọn nào ngoài việc về nước một mình. Bất chấp việc El Bathy và những người giống như anh dũng cảm lên tiếng tố cáo, Omsen và cỗ máy tuyên truyền của hắn vẫn tiếp tục lôi kéo đàn ông lẫn phụ nữ vào cuộc chiến trong và ngoài nước.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình, có khoảng 25.000 đến 30.000 tay súng ngoại quốc - 21% trong số đó từ châu Âu - đến Iraq và Syria trong giai đoạn 2011 và 2015.
Ông James Clapper, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, báo động đến nay con số này còn cao hơn. Hồi tháng 2, ông cho biết “hơn 36.500 tay súng ngoại quốc, trong đó bao gồm ít nhất 6.600 người từ các quốc gia châu Âu, đã đế Syria kể từ khi cuộc chiến bùng nổ năm 2012”.
Trong khi miền nam yên bình của nước Pháp có vẻ như không liên quan gì tới vùng chiến sự thì TP Nice, nơi ở thời thơ ấu của Omsen (năm nay 41 tuổi, sinh ở Senegal nhưng chuyển tới Pháp từ nhỏ), lại trở thành một điểm nóng trong chiến dịch tuyển quân thánh chiến.
Giáo sĩ Hồi giáo địa phương, ông Boubekeur Bekri, nói ông biết nhiều người “bị thu hút bởi những lời dối trá hoàn toàn về thiên đường”. “Họ bị biến đổi chỉ trong vài tuần, hoặc thậm chí vài ngày, như một quả bom phát nổ. IS có thể rất thuyết phục. Chúng nhắm vào những người cả tin, làm cho họ trở nên dễ vỡ, cô lập họ và rồi hứa hẹn vùng đất thiên đường” – ông Bekri nói.
Bất chấp hàng loạt chiến dịch truy quét, cuộc di cư thánh chiến ở Pháp vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nội vụ, số người Pháp bị cuốn vào đã tăng lên 13% trong vòng 6 tháng qua. Chỉ trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay, lại có thêm 67 người bị phát hiện.
Tổ chức Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết: “Giờ đây một số phần trăm đáng kể của những kẻ khủng bố ngoại quốc đến Syria/Iraq là phụ nữ. Sau khi đến nơi, những người này nhanh chóng cưới một tay súng. Các số liệu trước đây cho thấy phụ nữ ít ( hoặc ít có khả năng) trở về hơn đàn ông”.
Thông qua hàng loạt video đăng tải trên mạng dưới cái tên “19HH” (19 là số người tham gia vào vụ tấn công 11-9 ở Mỹ), giới chức trách Pháp cho biết hắn đã tuyển được khoảng 80% kẻ khủng bố biết nói tiếng Pháp đến Syria và Iraq. Những đoạn clip được lồng thêm hiệu ứng của phim Hollywood cùng các đoạn nhạc rap, thuyết âm mưu và tôn giáo để mê hoặc những thanh niên Hồi giáo người Pháp tham dự vào cuộc chiến.
Đối với những người bị Omsen mê hoặc, những người say sưa nghe hắn rao giảng, Omsen được xem như một lãnh tụ tinh thần. “Tất cả bọn họ nhìn hắn ta như thể hắn là một vị thần, còn đó là một giáo phái. Hắn ta làm tôi nghĩ tới một bậc thầy” – anh Fouad El Bathy, người từng gặp gỡ Omsen tại Syria, cho hay.
Omar Omsen tại "phòng làm việc" của hắn. Ảnh: CNN
Anh El Bathy tới Syria để tìm cách cứu em gái Nora, người bỏ trốn tới nơi này khi chỉ mới 15 tuổi. Nora chỉ là một trong hàng ngàn người khác dấn thân vào cuộc hành trình.
Khi Nora đột nhiên biến mất khỏi nhà tại TP Avignon – Pháp 2 năm trước, gia đình cô hoàn toàn không biết cô đã đi đâu. Sau khi đi tìm khắp mọi nơi, anh El Bathy mới phát hiện ra rằng em gái mình đã đến Syria để “giúp người Syria”.
“Chúng tôi đều bị sốc. Em gái tôi nói chuyện như thể nó đang ở trên thiên đường, như thể nó đã đạt được mục tiêu” – anh El Bathy nhớ lại. Mãi đến sau này, anh mới phát hiện ra Nora bị tên “siêu chiến binh thánh chiến” dụ đi.
“Tôi thấy Omar Omsen xuất hiện trên truyền thông. Lúc đó hắn đang được một nhà báo phỏng vấn và nhắc đến Nora. Hắn nói rằng hắn xem em gái tôi giống như con gái ruột của hắn” – anh El Bathy kể lại.
Sau đó, El Bathy quyết định đi theo Nora, bất chấp tất cả mọi hiểm nguy tới Syria để tìm cách đưa em gái về nhà. Trên đường đi, anh liên tục bị những tên khủng bố dụ dỗ, kêu gọi chiến đấu cho thánh Allah và bị buộc phải đến nơi tập trung của nhóm để nghe Omsen giảng đạo.
Nora El Bathy, một trong hàng ngàn cô gái bị Omsen dụ dỗ đến Syria. Ảnh: Fouad El Bathy
Cuối cùng, anh El Bathy cũng có cơ hội đến thăm Nora nhưng dưới sự theo dõi chặt chẽ của Omsen. Mặc dù Nora cũng tỏ ý định muốn về nhà nhưng căn phòng cô ở bị lắp đặt camera để ngăn cô bỏ trốn.
Không còn cách nào khác, El Bathy đành tiếp tục dành thêm nhiều ngày sống cùng những kẻ cuồng đạo của Omsen. Anh ngạc nhiên phát hiện ra rằng Nora vẫn chưa phải là người nhỏ tuổi nhất. “Có hơn 50 đứa trẻ vị thành niên tại đó. Có những đứa chỉ mới 5 tới 10 tuổi. Chúng đến từ khắp nơi trên thế giới” – anh El Bathy nhớ lại.
Cuối cùng, El Bathy vẫn không có cơ hội cứu được Nora ra khỏi địa ngục. Omsen và những tay súng bắt đầu nghi ngờ rằng anh có ý định “bắt cóc” Nora. Kết quả là anh bị giam tại một căn nhà do một tay súng canh gác.
Vài ngày sau đó, anh El Bathy bị buộc phải quay lại Pháp mà không có chút lựa chọn nào ngoài việc về nước một mình. Bất chấp việc El Bathy và những người giống như anh dũng cảm lên tiếng tố cáo, Omsen và cỗ máy tuyên truyền của hắn vẫn tiếp tục lôi kéo đàn ông lẫn phụ nữ vào cuộc chiến trong và ngoài nước.
Bảng thống kê số tay súng ngoại quốc tại Syria và Iraq. Ảnh: CNN
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình, có khoảng 25.000 đến 30.000 tay súng ngoại quốc - 21% trong số đó từ châu Âu - đến Iraq và Syria trong giai đoạn 2011 và 2015.
Ông James Clapper, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, báo động đến nay con số này còn cao hơn. Hồi tháng 2, ông cho biết “hơn 36.500 tay súng ngoại quốc, trong đó bao gồm ít nhất 6.600 người từ các quốc gia châu Âu, đã đế Syria kể từ khi cuộc chiến bùng nổ năm 2012”.
Trong khi miền nam yên bình của nước Pháp có vẻ như không liên quan gì tới vùng chiến sự thì TP Nice, nơi ở thời thơ ấu của Omsen (năm nay 41 tuổi, sinh ở Senegal nhưng chuyển tới Pháp từ nhỏ), lại trở thành một điểm nóng trong chiến dịch tuyển quân thánh chiến.
Giáo sĩ Hồi giáo địa phương, ông Boubekeur Bekri, nói ông biết nhiều người “bị thu hút bởi những lời dối trá hoàn toàn về thiên đường”. “Họ bị biến đổi chỉ trong vài tuần, hoặc thậm chí vài ngày, như một quả bom phát nổ. IS có thể rất thuyết phục. Chúng nhắm vào những người cả tin, làm cho họ trở nên dễ vỡ, cô lập họ và rồi hứa hẹn vùng đất thiên đường” – ông Bekri nói.
Bất chấp hàng loạt chiến dịch truy quét, cuộc di cư thánh chiến ở Pháp vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nội vụ, số người Pháp bị cuốn vào đã tăng lên 13% trong vòng 6 tháng qua. Chỉ trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay, lại có thêm 67 người bị phát hiện.
Tổ chức Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết: “Giờ đây một số phần trăm đáng kể của những kẻ khủng bố ngoại quốc đến Syria/Iraq là phụ nữ. Sau khi đến nơi, những người này nhanh chóng cưới một tay súng. Các số liệu trước đây cho thấy phụ nữ ít ( hoặc ít có khả năng) trở về hơn đàn ông”.
Tác giả bài viết: Bảo Hạnh