Ông Vũ Tiến (Văn Giang, Hưng Yên), người đang sở hữu cây bồ để cổ cao hơn 2,5 mét, thuộc dòng bồ đề đỏ với tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Cây có tán lá rộng, bộ rễ gần như hoàn thiện, rễ xếp thành hình khối, uốn lượn, chảy tràn, bao bọc quanh gốc và thân cây. Với dân sành chơi, chỉ cần liếc qua bộ rễ là có thể thẩm định giá và nhẩm ra số tuổi cây hiện hữu.
Vết tích thời gian là điểm quý nhất ở bồ để cổ, bởi tuổi cây càng cao thì giá trị cây càng lớn. Toàn bộ phần rễ, gốc, rễ, cành, tay cây sẽ ra theo một chu kỳ nhất định mà không một ai có thể thay đổi, chỉnh lý được theo ý muốn riêng. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết mà nhiều thượng khách nhìn vào để định giá vật phẩm.
Loại bồ đề cổ có tuổi đời hàng trăm năm hiện vô cùng quý hiếm, ở một số tỉnh thành lác đác cũng chỉ còn vài cây. 2 loại bồ đề phổ biến hiện có mặt trên thị trường là bồ đề trắng và bồ đề đỏ. Trong đó, loại bồ đề trắng thường có nguồn gốc từ các tỉnh miền Nam, còn bồ đề đỏ thường mọc ở các tỉnh phía Bắc và thường được gọi với cái tên là bồ đề nhà Phật.
Bồ đề cổ hiện là loài cây được giới sành chơi săn lùng ráo riết |
Cách chăm sóc bồ đề cũng rất dễ, hàng ngày chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ, năm từ 1-2 lần bón phân lân để cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây ra rễ, tay, cành người thợ sẽ dùng chuyên môn kỹ thuật của mình để tạo hình và uốn cây theo sở thích riêng biệt.
Ông Tiến cho biết, nhiều thượng khách ngỏ ý muốn sở hữu cây bồ đề cổ nhưng ông kiên quyết chối từ. Bởi lẽ, giữa người bán và người mua chưa tìm được điểm chung và nhân duyên thích hợp.
“Tôi là người chơi cây nên cũng không quá quan trọng về mặt tiền bạc. Bởi tìm chủ cho cây như lên núi tìm trầm, nếu duyên chưa đến thì có trả giá nào tôi cũng không bán. Trước có vị khách sẵn sàng trả tôi hơn 2 tỷ đồng để sở hữu cây nhưng tôi chưa đồng ý”, ông kể.
Ngoài ra, cây bồ đề cổ còn có ý nghĩa đặc biệt với ông, bởi đây chính là phần thưởng giành cho người thắng cuộc mà ông đã đạt được cách đây hơn 20 năm trong một cuộc thi. Nên việc trao gửi cây lại cho ai ông cũng phải suy tính kỹ càng.
“Nếu một ngày nào đó tôi chấp thuận nhượng lại thì tôi cũng phải tìm cho cây một người chủ đích thực, không chỉ tâm huyết mà còn phải hiểu về cây, biết chơi cây và đồng điệu với tôi về mặt tư tưởng. Chỉ khi đó, khi giao cây cho người khác tôi mới có cảm giác yên lòng”, ông Tiến tâm sự.
Các cây bồ đề cổ thường có tuổi đời hàng trăm năm |
Còn đối với ông Phúc (Văn Giang, Hưng Yên), người đang sở hữu cây bồ đề cổ có giá gần 1 tỷ đồng, cho rằng, giá cây bồ đề cổ hiện nay là vừa phải chứ không hề đắt như nhiều người nghĩ.
Bởi chỉ tính riêng phần rễ cây hoàn thiện cũng phải mất đến hàng chục năm mới cho ra được bộ rễ tuyệt phẩm, bóng loáng và mịn không tùy vết. Đặc điểm của cây đề cổ là sau một thời gian phát triển, rễ ở thân cây sẽ tự biến mất, sáp nhập, liên kết với nhau tạo thành rễ lớn tổng thể. Toàn bộ tay, cành, bông, tán cây sẽ dần hoàn thiện, đường nào ra đường đấy, ăn khớp với kiểu dáng của cây.
“Nói rằng cây đắt thì không hẳn là đắt, bởi lẽ đây là loài cây cổ thụ có tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Ở đó hội tụ biết bao nhiêu công lao, tinh hoa và trí tuệ của con người. Giá trị đồ cổ như nào thì đối với cây cổ cũng như thế”, ông chia sẻ.
Ông Phúc cho hay, trước đây muốn sở hữu được cây bồ đề cổ là vô cùng khó khăn, có khi vác cả bao tải tiền đến cũng không thể mua được. Sau đợt suy thoái kinh tế toàn cầu cách đây 10 năm thì giá cây mới bắt đầu hạ nhiệt. Một số gia đình vì trang trải nợ nần mới quyết định bán cây thì người bên ngoài mới có cơ hội sở hữu.
Khách trả hơn 2 tỷ đồng cho cây đề cổ nhưng ông Tiến nhất quyết không bán vì lý do chưa hợp duyên |
Khách trả hơn 2 tỷ đồng cho cây đề cổ nhưng ông Tiến nhất quyết không bán vì lý do chưa hợp duyên |
Cây bồ đề chăm sóc rất dễ, hàng ngày chỉ cung cấp một lượng nước lã vừa đủ cho cây |
Cây bồ đề cổ có bộ rễ chảy ra kín xung quanh thân, bề mặt mịn và không còn sẹo lồi lõm |
Bồ đề đỏ thường được nhiều người biết đến và gọi tên là bồ đề nhà Phật. |
Tác giả: Hoàng Dung
Nguồn tin: Báo VietNamNet