Oan khuất thấu trời, nửa đời ai trả?
- 07:35 12-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ông Trần Văn Thêm (81 tuổi) ở Bắc Ninh đã phải chịu án oan giết người trong suốt 46 năm. Đây hẳn là nỗi oan khuất “kỷ lục” trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Phải làm sao để trả món nợ “nửa cuộc đời” đó?
► Cụ ông được giải oan: 'Vậy ai giết bố tôi?'
► Người mang án tử oan hơn 40 năm được xin lỗi công khai
► Cụ ông hơn 40 năm kêu oan từng xăm hình chim để giữ hy vọng
► Cụ ông 80 tuổi mang án giết người hơn 40 năm được minh oan
Giữa năm 1970, ông Thêm cùng người em Nguyễn Khắc Văn lên Tam Dương (Vĩnh Phú cũ) buôn bán. Trong đêm, họ bị cướp tấn công, ông Thêm bị thương còn người em mất mạng.
Vậy mà, trong khi vết thương trên đầu vẫn chưa lành, ông Thêm đã bị giáng một đòn đánh mạnh hơn thế vào tinh thần: Bị công an bắt và tòa án kết tội ông chính là thủ phạm giết em, hòng mục đích cướp của. Hình phạt dành cho ông là bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi cuộc sống…
Trong khoảng thời gian đau đớn và tuyệt vọng chờ án tử hình, thủ phạm thực sự đã bị bắt, và ông Thêm được trả tự do vào đầu năm 1976.
Sau khi ngồi tù gần 6 năm, người đàn ông khốn khổ ấy được thả ra, nhưng chỉ là tự do về thể xác, bởi tinh thần ông vẫn đeo đẳng một nỗi hàm oan không được gột rửa. Bởi chưa một cơ quan tòa án nào thực sự ra quyết định nói rằng ông vô tội. Nên về lý, ông vẫn là “kẻ giết em cướp của” nhưng lại được cho về sống trong cộng đồng!
Điều đó quả thực là một sự oan khuất “thấu trời”, bởi ông Thêm đã phải trải qua đầy đủ những phút giây cực hình, từ lúc chờ ra trường bắn cho tới khi về sống giữa miệng lưỡi thế gian.
► Người mang án tử oan hơn 40 năm được xin lỗi công khai
► Cụ ông hơn 40 năm kêu oan từng xăm hình chim để giữ hy vọng
► Cụ ông 80 tuổi mang án giết người hơn 40 năm được minh oan
Giữa năm 1970, ông Thêm cùng người em Nguyễn Khắc Văn lên Tam Dương (Vĩnh Phú cũ) buôn bán. Trong đêm, họ bị cướp tấn công, ông Thêm bị thương còn người em mất mạng.
Vậy mà, trong khi vết thương trên đầu vẫn chưa lành, ông Thêm đã bị giáng một đòn đánh mạnh hơn thế vào tinh thần: Bị công an bắt và tòa án kết tội ông chính là thủ phạm giết em, hòng mục đích cướp của. Hình phạt dành cho ông là bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi cuộc sống…
Trong khoảng thời gian đau đớn và tuyệt vọng chờ án tử hình, thủ phạm thực sự đã bị bắt, và ông Thêm được trả tự do vào đầu năm 1976.
Sau khi ngồi tù gần 6 năm, người đàn ông khốn khổ ấy được thả ra, nhưng chỉ là tự do về thể xác, bởi tinh thần ông vẫn đeo đẳng một nỗi hàm oan không được gột rửa. Bởi chưa một cơ quan tòa án nào thực sự ra quyết định nói rằng ông vô tội. Nên về lý, ông vẫn là “kẻ giết em cướp của” nhưng lại được cho về sống trong cộng đồng!
Điều đó quả thực là một sự oan khuất “thấu trời”, bởi ông Thêm đã phải trải qua đầy đủ những phút giây cực hình, từ lúc chờ ra trường bắn cho tới khi về sống giữa miệng lưỡi thế gian.
Người mang án oan tử hình suốt 46 năm - ông Trần Văn Thêm.
Nếu từng đọc, từng nghe những tâm sự của các tử tù, hẳn chúng ta mới thấu hiểu một phần cảm giác ấy. Có những tử tù đã bị bạc trắng mái tóc chỉ sau một đêm, có người chỉ mong sớm được chết để khỏi phải sống trong khoảng thời gian thấp thỏm đợi chờ… Điều kinh khủng này, ông Thêm đã trải qua!
Cách xa Hà Nội chỉ khoảng 100 km, về các miền quê, chúng ta sẽ thấy kiểu truyền thông tin phổ biến nhất vẫn là “truyền miệng” như xưa. Chuyện tốt, truyền miệng, chuyện xấu cũng truyền miệng. Thành ra, nhà nào có đứa con vừa hư vừa học dốt, thì cả làng cả xã đều biết, mà con cái học hành giỏi giang, thì có khi cả huyện cũng đều hay.
Bởi thế, với một người bị xử án tử vì tội tày đình là giết em để cướp của như ông Thêm, dù được trả tự do nhưng chưa có quyết định minh oan, cái áp lực dư luận xóm làng sẽ khủng khiếp thế nào, chắc ai từng sống ở quê sẽ mường tượng được. Và cái sự khủng khiếp đó kéo dài suốt 46 năm - hơn nửa đời người!
Điều kinh khủng này, ông Thêm cũng đã trải qua!
Bây giờ, chúng ta gọi nỗi oan khuất của ông Trần Văn Thêm là hy hữu, là “kỷ lục” trong lịch sử tố tụng Việt Nam, nhưng nên nhớ, đây là vụ việc đã được sáng tỏ. Còn bao nhiêu trường hợp bị hàm oan vẫn đang sống trong tủi nhục, khổ sở và chờ được minh oan?
Đã tới lúc, chúng ta phải xem vụ việc của ông Thêm là một bài học cảnh tỉnh thực sự cho nỗ lực cải cách các thủ tục tố tụng của nước nhà. Không thể chủ quan, không thể sơ suất thêm được nữa!
Nỗ lực cải cách đó cần phải được thực hiện triệt để ở cả bộ máy tòa án, viện kiểm sát và cơ quan điều tra. Ngoài ra, vai trò của luật sư – những người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bị can, bị cáo cũng cần phải được đặt đúng chỗ. Họ không thể bị coi như một thành phần “ngồi cho có” trong phiên tòa, mà phải được cấp quyền thực sự để xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội.
Bây giờ, ở tuổi 81, ông Thêm đã chính thức được minh oan. Lời xin lỗi của tòa án đã được đưa ra, và khoản tiền bồi thường cũng sẽ sớm được trả.
Nhưng… sâu trong thâm tâm chúng ta, một câu hỏi xót xa vẫn sẽ luôn đau đáu: Minh oan lúc đã gần đất xa trời, làm sao trả đủ nửa đời mất mát cho ông Thêm?
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Tác giả bài viết: Trung Hiếu