Sự thật thú vị về ngăn để đồ uống trên xe hơi
- 14:33 10-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng, so với tuổi đời hàng trăm năm của ngành công nghiệp xe hơi, chiếc giá để cốc vô cùng tiện lợi lại mới chỉ mới được phát minh cách đây vài thập kỉ.
Trước đây, phần lớn ý kiến cho rằng nếu muốn ăn hay uống, các bác tài tốt nhất là nên dừng xe lại. Do đó, một ngăn chỉ để đựng đồ ăn, đồ uống trong xe hơi được xem là điều không cần thiết. Tuy nhiên, với sự phát triển của thức ăn nhanh, thói quen ăn uống của các bác tài dần thay đổi, kéo theo đó là nhu cầu về một chiếc giá tiện lợi để đồ ăn.
Khoảng năm 1950, những chiếc giá kiểu này bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, thời điểm này nó đơn thuần chỉ là một chiếc giá kim loại được treo lên cửa sổ hoặc hộp đựng đồ gắn ở táp-lô bằng sợi xích.
Một thiết kế khác cũng được áp dụng khi chiếc giá kiểu này được đặt ngay trên ghế ngồi.
Thế nhưng, người ta nhanh chóng nhận ra sự bất tiện của những chiếc giá kém chuyên nghiệp như thế này: không an toàn và không thể giữ đồ ăn, thức uống không vung vãi khắp xe. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà thiết kế nội thất xe hơi bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về một chiếc giá đỡ “tiện ích và thời trang”.
Theo nhật báo Chicago Tribune, chiếc giá để cốc đúng nghĩa đã chính thức xuất hiện cùng với sự ra đời của 2 mẫu xe minivan Dodge Caravan và Plymouth Voyager 1984. Mới đầu, chiếc giá được thiết kế khá nông, nhưng sau đó nó đã được cải tiến dần dần để trở nên hoàn hảo hơn.
Trevor Creed, nhà thiết kế nội thất cho phân khúc xe Jeep và Dodge của Chrysler cho biết: “Khi chúng tôi bắt đầu thiết kế dòng minivan mới, chúng tôi xem xét tất cả ý kiến đóng góp của người dùng. Đó là lý do chiếc giá để cốc ra đời”. Tuy vậy, đến tận năm 1989, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng phát minh này là vô dụng.
Ngày nay, chiếc giá để cốc đã trở thành thiết kế không thể thiếu của bất kì chiếc xế hộp nào. Với sự phát triển của các dòng xe tự lái, khi người lái rảnh rang hơn, những chiếc giá để cốc cũng được hi vọng sẽ có những cải tiến thú vị hơn. Một chiếc giá với các cánh tay rô-bốt tự động đưa đồ ăn, thức uống cho hành khách, chẳng hạn.
Khoảng năm 1950, những chiếc giá kiểu này bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, thời điểm này nó đơn thuần chỉ là một chiếc giá kim loại được treo lên cửa sổ hoặc hộp đựng đồ gắn ở táp-lô bằng sợi xích.
Giá để cốc và đồ ăn đơn giản được treo trước hộp đựng đồ ở táp-lô
Một thiết kế khác cũng được áp dụng khi chiếc giá kiểu này được đặt ngay trên ghế ngồi.
Giá để cốc và đồ ăn được thiết kế ngay trên ghế ngồi
Ly đồ uống được xếp trong...ngăn để găng tay bằng nhựa, không chắn và an toàn. Ảnh chụp từ chiếc Cadillac Eldorado 1957.
Thế nhưng, người ta nhanh chóng nhận ra sự bất tiện của những chiếc giá kém chuyên nghiệp như thế này: không an toàn và không thể giữ đồ ăn, thức uống không vung vãi khắp xe. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà thiết kế nội thất xe hơi bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về một chiếc giá đỡ “tiện ích và thời trang”.
Theo nhật báo Chicago Tribune, chiếc giá để cốc đúng nghĩa đã chính thức xuất hiện cùng với sự ra đời của 2 mẫu xe minivan Dodge Caravan và Plymouth Voyager 1984. Mới đầu, chiếc giá được thiết kế khá nông, nhưng sau đó nó đã được cải tiến dần dần để trở nên hoàn hảo hơn.
Sự ra đời của chiếc giá để cốc gắn liền với mẫu xe minivan 1984 của Chrysler
Trevor Creed, nhà thiết kế nội thất cho phân khúc xe Jeep và Dodge của Chrysler cho biết: “Khi chúng tôi bắt đầu thiết kế dòng minivan mới, chúng tôi xem xét tất cả ý kiến đóng góp của người dùng. Đó là lý do chiếc giá để cốc ra đời”. Tuy vậy, đến tận năm 1989, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng phát minh này là vô dụng.
Ngày nay, chiếc giá để cốc đã trở thành thiết kế không thể thiếu của bất kì chiếc xế hộp nào. Với sự phát triển của các dòng xe tự lái, khi người lái rảnh rang hơn, những chiếc giá để cốc cũng được hi vọng sẽ có những cải tiến thú vị hơn. Một chiếc giá với các cánh tay rô-bốt tự động đưa đồ ăn, thức uống cho hành khách, chẳng hạn.
Tác giả bài viết: Hà Vân