Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Lại tranh cãi chuyện mẹ không đóng quỹ, con không được ăn liên hoan

Cuối năm học, câu chuyện đóng quỹ lại nóng trở lại trong các nhóm phụ huynh. Nhiều phụ huynh thẳng thắn nêu quan điểm "mẹ đóng tiền thì con ăn liên hoan, ai không đóng thì thôi".

“Nhà phụ huynh kia không phải hộ nghèo, thuộc dạng trung bình khá, nhưng không năm nào đóng tiền liên hoan cuối năm cho con”.

Đó là những dòng chia sẻ của một tài khoản tự nhận là giáo viên, đăng tải trên mạng xã hội trong những ngày gần đây để tìm lời khuyên.

Cô giáo viên cho biết bốn năm liên tục, một phụ huynh không đóng tiền liên hoan cuối năm cho con, với số tiền là 50.000 đồng.

Cô đã nhiều lần trao đổi riêng với phụ huynh nhưng không nhận phản hồi. Năm nay, các phụ huynh trong lớp thảo luận về vấn đề này, cho rằng “đã cõng con họ 4 năm, năm nay ai đóng tiền thì mới ăn”, “không cõng nhà họ mãi được”.

Bài viết nói trên nhanh chóng nhận về nhiều lượt tương tác với hàng trăm bình luận. Nhiều người đồng tình với ý kiến của ban phụ huynh trong câu chuyện, cho rằng “cần công bằng. Phụ huynh đóng tiền thì con ở lại liên hoan. Không đóng thì đúng giờ, phụ huynh đến đón con về”.

 Bài chia sẻ của giáo viên trên mạng xã hội.

Phụ huynh muốn công bằng

Chia sẻ với Tri Thức - Znews góc nhìn về câu chuyện trên, chị Phạm Nhi (phụ huynh tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng một gia đình không đóng tiền liên hoan trong 4 năm liên tục, dù chỉ 50.000 đồng và gia đình không thuộc diện khó khăn, là không công bằng với những phụ huynh đã đóng góp đều đặn.

Vì vậy, các phụ huynh khó chịu là điều dễ hiểu, nhất là khi gia đình kia không phản hồi khi được giáo viên chủ nhiệm liên lạc riêng, cũng không đưa ra lý do cụ thể cho việc không đóng tiền trong nhiều năm.

“Tôi cho rằng sự im lặng này phản ánh phụ huynh kia thiếu tôn trọng tập thể và không có tinh thần hợp tác. Nếu họ khó khăn thật, cứ nói ra để mọi người cùng chia sẻ. Nhưng không nói gì mà cứ để con tham gia, tôi thấy không thỏa đáng, không công bằng với các phụ huynh khác”, chị Nhi nhìn nhận.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thu (phụ huynh tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết chị cũng từng gặp trường hợp tương tự câu chuyện trên. Ở lớp con chị, quỹ phụ huynh không nhiều và chi tiêu rất tiết kiệm, chủ yếu dành cho hoạt động của các con. Mỗi lần tổ chức liên hoan cho các con cũng rất nhẹ nhàng, chỉ bánh kẹo ngọt.

“Một số phụ huynh không đóng quỹ này, dù không phải trường hợp khó khăn, thậm chí thuộc dạng khá giả”, chị Thu kể mỗi lần ban phụ huynh đề xuất thu quỹ, họ cũng không ý kiến hay phản đối, nhưng lại chây ì việc đóng góp. Vì là khoản đóng góp tự nguyện, ban phụ huynh cũng không ép họ.

Nhưng điều này cũng khiến chị hay những phụ huynh đã đóng tiền cảm thấy bất công, vì tiền quỹ đều dùng cho hoạt động chung. Song, dù khó chịu với những trường hợp này, chị Thu lại không ủng hộ quan điểm “phụ huynh nào đóng tiền thì con mới được ăn liên hoan”.

Ở lớp con chị, mọi học sinh đều được tham gia mọi hoạt động chung có sử dụng quỹ, không em nào phải đi về vì bố mẹ không đóng tiền.

“Số tiền cũng không đáng bao nhiêu, nếu các con bị gạt ra sẽ rất tội, mang cảm giác bị phân biệt, cô lập”, chị Thu chia sẻ.

Trong khi đó, chị Thu Trang (phụ huynh ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại cho rằng về nguyên tắc, đúng là “ai ăn thì đóng tiền, không đóng thì không được ăn”.

Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, liên quan trực tiếp đến trẻ em, xử lý không khéo sẽ dễ bị phản ứng.

Quan điểm của chị Trang là ban phụ huynh cần trao đổi với phụ huynh không đóng tiền để tìm ra phương án tốt nhất, thay vì bàn tán sau lưng họ. Bởi biết đâu, họ có lý do riêng.

“Nếu cuối năm phải đóng thêm tiền để tổ chức liên hoan cho trẻ, tôi sẽ gọi điện hoặc nhắn tin riêng cho phụ huynh đó với giọng vui vẻ, hào hứng rủ cùng tham gia tổ chức liên hoan cho con. Tôi nghĩ bằng sự chân thành, chia sẻ tất cả vì các con, phụ huynh sẽ đóng góp ý kiến và sẵn sàng đóng tiền cho con”, chị Trang nói.

 Các giáo viên và nhiều phụ huynh cho rằng không nên vì chuyện tiền bạc mà để ảnh hưởng tới trẻ. Ảnh minh họa: Pexels.

Phụ huynh muốn công bằng

Chia sẻ với Tri Thức - Znews góc nhìn về câu chuyện trên, chị Phạm Nhi (phụ huynh tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng một gia đình không đóng tiền liên hoan trong 4 năm liên tục, dù chỉ 50.000 đồng và gia đình không thuộc diện khó khăn, là không công bằng với những phụ huynh đã đóng góp đều đặn.

Vì vậy, các phụ huynh khó chịu là điều dễ hiểu, nhất là khi gia đình kia không phản hồi khi được giáo viên chủ nhiệm liên lạc riêng, cũng không đưa ra lý do cụ thể cho việc không đóng tiền trong nhiều năm.

“Tôi cho rằng sự im lặng này phản ánh phụ huynh kia thiếu tôn trọng tập thể và không có tinh thần hợp tác. Nếu họ khó khăn thật, cứ nói ra để mọi người cùng chia sẻ. Nhưng không nói gì mà cứ để con tham gia, tôi thấy không thỏa đáng, không công bằng với các phụ huynh khác”, chị Nhi nhìn nhận.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thu (phụ huynh tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết chị cũng từng gặp trường hợp tương tự câu chuyện trên. Ở lớp con chị, quỹ phụ huynh không nhiều và chi tiêu rất tiết kiệm, chủ yếu dành cho hoạt động của các con. Mỗi lần tổ chức liên hoan cho các con cũng rất nhẹ nhàng, chỉ bánh kẹo ngọt.

“Một số phụ huynh không đóng quỹ này, dù không phải trường hợp khó khăn, thậm chí thuộc dạng khá giả”, chị Thu kể mỗi lần ban phụ huynh đề xuất thu quỹ, họ cũng không ý kiến hay phản đối, nhưng lại chây ì việc đóng góp. Vì là khoản đóng góp tự nguyện, ban phụ huynh cũng không ép họ.

Nhưng điều này cũng khiến chị hay những phụ huynh đã đóng tiền cảm thấy bất công, vì tiền quỹ đều dùng cho hoạt động chung. Song, dù khó chịu với những trường hợp này, chị Thu lại không ủng hộ quan điểm “phụ huynh nào đóng tiền thì con mới được ăn liên hoan”.

Ở lớp con chị, mọi học sinh đều được tham gia mọi hoạt động chung có sử dụng quỹ, không em nào phải đi về vì bố mẹ không đóng tiền.

“Số tiền cũng không đáng bao nhiêu, nếu các con bị gạt ra sẽ rất tội, mang cảm giác bị phân biệt, cô lập”, chị Thu chia sẻ.

Trong khi đó, chị Thu Trang (phụ huynh ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại cho rằng về nguyên tắc, đúng là “ai ăn thì đóng tiền, không đóng thì không được ăn”.

Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, liên quan trực tiếp đến trẻ em, xử lý không khéo sẽ dễ bị phản ứng.

Quan điểm của chị Trang là ban phụ huynh cần trao đổi với phụ huynh không đóng tiền để tìm ra phương án tốt nhất, thay vì bàn tán sau lưng họ. Bởi biết đâu, họ có lý do riêng.

“Nếu cuối năm phải đóng thêm tiền để tổ chức liên hoan cho trẻ, tôi sẽ gọi điện hoặc nhắn tin riêng cho phụ huynh đó với giọng vui vẻ, hào hứng rủ cùng tham gia tổ chức liên hoan cho con. Tôi nghĩ bằng sự chân thành, chia sẻ tất cả vì các con, phụ huynh sẽ đóng góp ý kiến và sẵn sàng đóng tiền cho con”, chị Trang nói.

Tác giả: Ngọc Bích

Nguồn tin: znews.vn