Rễ của cây này được ví như "nhân sâm của người nghèo", đừng bỏ phí
- 14:09 04-12-2024
- In ra
- Đóng cửa sổ này
|
Tam thất là loại cây quen thuộc nó thường hay mọc ở vùng núi cao như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai. Các bộ phận được dùng làm thuốc gồm cây, lá, hoa trong đó rễ là quý nhất. Nổi bật, trong y học cổ truyền, rễ củ tam thất được sử dụng từ hàng nghìn năm nay để hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, bị thương, bị ngã chảy máu, tụ máu, sưng đau, phụ nữ sau sinh bị sây sẩm chóng mặt, ứ huyết sinh đau bụng.
Rễ loại cây này ví như vị thuốc quý. Người dân coi tam thấy là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng để thay nhân sâm trong cuộc sống hàng ngày.
Củ tam thất trồng càng lâu năm thì chất lượng càng tốt, thời gian trồng từ 3 -7 năm. |
Đáng chú ý trong y học hiện đại cũng thấy rằng tam thất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong đó có bảo vệ mạch máu. Người bị bệnh tim mạch dùng tam thất có thể cải thiện tình trạng bệnh. Tam thất cũng hỗ trợ trong điều trị ung thư, kháng khuẩn, kháng virus...
Trong Đông y, tam thất vị ngọt, tính ấm quy vào các kinh can, thận. Tam thất có tác dụng cầm máu chữa thổ huyết, chảy máu cam, trị các vết bầm tím, chữa đi ngoài ra máu, kiết lị, rong kinh, hoa mắt chóng mặt.
Với người bệnh ung thư, tam thất có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh ung thư thực quản, đại trực tràng. Phụ nữ sau sinh đẻ dùng tam thất rất tốt giúp giảm sưng nề, viêm tấy, lưu thông khí huyết, đào thải sản dịch.
Mặc dù tam thất tốt nhưng theo chuyên gia lưu ý, tam thất tốt nhưng bạn không nên dùng nhiều. Liều lượng mỗi ngày là 5g bột tam thất. Việc dùng tam thất kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như nóng, u nhọt, mệt mỏi.
Củ tam thất trồng càng lâu năm thì chất lượng càng tốt, thời gian trồng từ 3 -7 năm. |
BSCK2. Trần Ngọc Quế chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống về tác dụng của tam thất có nhiều cách bào chế và cách chế khác nhau thì công dụng cũng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế theo 4 cách dưới đây:
1. Dùng tươi, rửa sạch, giã nát: Phương pháp này chỉ để dùng ngoài, thường được đắp lên vùng tổn thương trên da.
2. Dùng sống, rửa sạch, phơi hay sấy khô rồi thái phiến hay tán thành bột: Thường dùng áp dụng để chữa các chứng như xuất huyết, tổn thương do trật đả, xích lỵ, đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim, bệnh gan.
3. Dùng chín, củ tam thất rửa sạch, thái mỏng rồi sao với dầu thực vật (dầu mè, dầu lạc), cho đến khi có màu vàng nhạt rồi đem tán bột, thường dùng với mục đích bồi bổ cho những trường hợp cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc.
4. Dùng chín (hay còn gọi là thục tam thất), rửa sạch, ủ rượu cho mềm (24- 48 giờ) rồi thái mỏng sao qua, tán bột.
Tác giả: Trúc Chi (t/h)
Nguồn tin: nguoiduatin.vn