Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


1 địa chỉ ở Việt Nam được vinh danh "di sản văn hóa thế giới", là xứ thơ hút 1,9 triệu lượt người thăm thú

Đây là nơi lưu giữ ký ức, hoài niệm mà người Việt ai cũng nên đến một lần trong đời.

 

Đệ nhất kinh thành một thời

Huế là một vùng đất của văn hóa và lịch sử nằm giữa miền Trung Việt Nam, nơi đây từng là trung tâm chính trị của đất nước. Đại Nội Huế không chỉ là một không gian lịch sử, mà còn là biểu tượng đậm chất văn hóa và lòng kiêu hãnh dân tộc.

 

Được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, Hoàng Thành Huế là một công trình kiến ​​trúc độc lập,, là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993. Toàn cảnh Đại Nội Huế còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm.

Hoàng thành được xây dựng năm 1804 dưới thời vua Gia Long, nhưng mãi đến đời vua Minh Mạng năm 1832 mới hoàn thiện toàn bộ với hệ thống cung điện đồ sộ, khoảng 147 công trình.

 

Nơi đây có tất cả 4 cửa ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, cửa Hiển Nhơn (ở phía Đông), phía Tây có cửa Chương Đức, và phía Bắc có cửa Hòa Bình

Khi xưa, Hoàng Thành Huế có chức năng bảo vệ, bao bọc cho các tẩm cung quan trọng nhất của triều đình. Công trình này được xem là "tấm khiên" che chở cho Tử Cấm Thành – nơi ở dành riêng cho nhà Vua và hoàng gia.

Ngày nay, Hoàng Thành là một trong những điểm đến du lịch văn hóa mang ý nghĩa lịch sử thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước.

 

Các công trình trong Hoàng thành đều được chạm khắc trang trí tinh xảo với hình rồng, phượng, hoa sen,... mang tính biểu tượng của văn hóa Việt. Mái ngói được lợp màu vàng rực rỡ là biểu tượng cho sự quyền lực của triều đình.

Năm 1993, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

 

Hoàng Thành Huế được coi là biểu tượng của vùng đất cố đô với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính và mơ mộng.

Những bức tường thành nhuốm màu thời gian, những cổng thành uy nghi và các công trình cung điện phổi linh dưới ánh nắng vàng tạo nên một không gian vừa tĩnh lặng vừa vĩ đại.

 

Đặc biệt, khi hoàng hôn buông xuống, Hoàng Thành Huế trở nên huyền ảo với những ánh đèn lung linh phản chiếu trên mặt hồ, tạo nên một khung cảnh thơ mộng và trữ tình, làm xiêu lòng biết bao du khách.

Và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, nơi đây đã đón khoảng 1.950.251 lượt khách tham quan cả trong nước và quốc tế với doanh thu đạt khoảng 4.001,9 tỷ đồng.

Kinh nghiệm tham quan cố đô cổ kính

Hoàng Thành nằm bên bờ sông Hương với phong cảnh hữu tình và lãng mạn. Nơi đây sẽ mở cửa đón khách vào mùa hè từ 6h30 đến 17h30 và 7h đến 17h vào mùa đông.

Dưới đây là 4 địa điểm du khách không nên bỏ lỡ khi đến địa danh nổi tiếng này.

Ngọ Môn - Cửa chính của Hoàng Thành

Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng Thành Huế, đồng thời là biểu tượng kiến ​​trúc uy nghi và lịch sử của cố đô. Được xây dựng vào năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng, Ngọ Môn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ công của kinh thành, đồng thời là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều đình nhà Nguyễn.

 

Ngọ Môn có tất cả năm cửa, trong đó có 1 cửa chính ở giữa dành riêng cho vua, còn các cửa phụ là nơi quan lại, binh lính và ngựa di chuyển.

Cấu trúc của Ngọ Môn không chỉ mang tính chất phòng thủ mà còn có thể thực hiện uy quyền và sự trang nghiêm của triều đình. Đây là điểm đến hấp dẫn, minh chứng sống cho một thời kỳ vàng son của triều đại nhà Nguyễn.

Điện Thái Hoà - Biểu tượng quyền lực thời nhà Nguyễn

 

Nơi đây được xem là trung tâm của đất nước, nơi diễn ra các nghi lễ trọng đại của triều đình

Nằm ở khu vực trung tâm, Điện Thái Hoà là một công trình kiến ​​trúc quan trọng, mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam với mái ngói lợp hai tầng, trang trí họa tiết rồng phượng biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh và quyền năng của vua chúa.

Duyệt Thị Đường - Nơi giải trí của hoàng gia

Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình lớn nhất và lâu đời nhất còn lại ở Việt Nam, nằm trong Tử Cấm Thành của Hoàng Thành Huế. Đây là nơi tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ vua, hoàng gia và quan lại triều đình.

 

Duyệt Thị Đường cũng là nơi giới thiệu các loại truyền thông nghệ thuật kỹ thuật, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình – một sản phẩm văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận

Kỳ Đài - Trung tâm của cố đô cổ kính

Kỳ Đài (cột cờ Huế) là công trình kiến ​​trúc quan trọng nằm ở mặt tiền phía nam của Hoàng Thành Huế, đối diện với Ngọ Môn. Khi xưa đây là nơi treo cờ hiệu của triều đình nhà Nguyễn, biểu tượng cho trung tâm của cố đô.

 

Đây là nơi diễn ra các nghi lễ, sự kiện quân sự và những hoạt động quan trọng của triều đình

Kỳ đài có kiến trúc lớn bao gồm: đài cờ và cột cờ. Đài cờ được xây gạch, gồm 3 tầng như 3 hình tháp cụt xếp chồng lên nhau.

Thời gian đẹp nhất để tham quan Đại Nội Huế

Dựa vào đặc điểm thời tiết, khí hậu, có 2 thời điểm đẹp nhất trong năm để bạn có thể ghé thăm Huế:

-Mùa xuân: Dù không có sự phân chia thời tiết mùa xuân rõ rệt nhưng xứ Huê vẫn có nét đẹp rất thơ mộng, trữ tình vào khoảng thời gian này. Từ tháng 1 đến cuối tháng 3, Huế đẹp dịu dàng như một nàng thơ, mát mẻ, dễ chịu. Cảnh sắc mùa xuân xanh tươi giúp Huế dường như căng tràn sức sống. Cây cỏ cũng dần đâm chồi nảy lộc, những con đường ngập đầy hoa, tô đậm vào bức tranh mùa xuân xanh mơn mởn.

-Mùa lễ hội ở Huế kéo dài từ tháng 4 đến tháng 5. Đây là khoảng thời gian diễn ra Lễ hội Festival Huế được tổ chức hàng năm. Đây là lễ hội lớn và đặc sắc nhất ở Huế cũng như khu vực miền Trung là một trong những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam. N

Đến Huế trong thời điểm này, bạn có cơ hội khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa của Huế, hàng loạt các hoạt động nghệ thuật, chương trình giải trí đặc sắc. Festival Huế diễn ra cũng là thời khắc Đại Nội Huế cũng như toàn thành phố được khoác lên mình một lớp áo rực rỡ, lộng lẫy đầy sắc màu.

 

Để đi tới Đại Nội Huế, từ trung tâm thành phố bạn đi dọc theo bờ Nam sông Hương, đến khu vực cầu Trường Tiền hoặc là cầu Phú Xuân, sau đó đi qua Bạch Hổ rồi đi theo hướng đường Quảng Đức là tới nơi Đại Nội Huế.

Tổng hợp

Tác giả: Lưu Ly

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn