Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Ly hôn 5 năm, một tối chồng cũ bỗng đến nhà xin ở chung, anh đưa ra “bùa hộ mệnh” khiến tôi khó xử

Tôi không ngờ chồng cũ lại làm tới mức này.

Làm mẹ đơn thân chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, và để có được những thành tựu như ngày hôm nay thì tôi đã chật vật suốt 5 năm qua, kể từ khi ly hôn.

Người khác ly hôn vì không hợp nhau, hết yêu hoặc thậm chí là ngoại tình, nhưng cuộc hôn nhân của tôi với chồng cũ lại kết thúc chỉ vì anh ấy muốn được thăng tiến trên con đường sự nghiệp dễ dàng hơn. 

Nhưng rồi sau 5 năm, cuộc hôn nhân mới của chồng cũ cũng không có cái kết viên mãn, và điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến là người đó lại có một ngày đến nhà tôi cầu xin tha thứ để quay lại bên nhau. 

 

 Ảnh minh hoạ

Nếu mọi người cũng ở trong hoàn cảnh như tôi thì mọi người có đồng ý không, còn tôi dĩ nhiên là không. Làm gì có ai chấp nhận được chuyện vô lý như thế, là anh ấy sai khi bỏ vợ bỏ con, vậy mà giờ còn dám mạnh miệng xin quay lại.

Mặc dù những năm qua cả hai vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp để cùng nhau nuôi dạy con, anh vẫn hoàn thành trách nhiệm chu cấp tiền dưỡng dục hàng tháng. Thế nhưng mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở đó, còn vết thương anh đã gây ra cho tôi trong quá khứ sẽ không bao giờ lành lặn như thuở ban đầu nguyên sơ.

Bị tôi từ chối, cứ tưởng anh sẽ hiểu nhưng nào ngờ chồng cũ lại đưa ra “bùa hộ mệnh” khiến tôi vô cùng khó xử, tức điên. Thì ra anh đã mua chuộc con trai từ trước, thao túng tâm lý thằng bé mới học mẫu giáo đang thèm khát tình yêu thương của bố về một gia đình trọn vẹn mà con đã mong ước bấy lâu nay.

Bấu víu vào điểm nhạy cảm đó, chồng cũ đã xúi con trai đứng về phía bố. Thế là con trai khóc rống lên, đòi tôi phải cho bố nó sống chung, muốn tôi cho bố nó cơ hội. Thậm chí thằng bé còn nói rằng, nếu mẹ không cho bố sống cùng thì nó sẽ đi theo bố. Vì chuyện này mà tôi và chồng cũ liên tục xảy ra tranh cãi gần đây.

 Ảnh minh hoạ

Trước tình huống bất ngờ, tôi cảm thấy rất bối rối. Tôi không ngờ rằng đứa trẻ lại có mong muốn mãnh liệt như vậy về việc gặp gỡ bố, mặc dù tôi là người đã vất vả nuôi dưỡng và chăm sóc con khôn lớn đến ngày hôm nay. Hiện tại, tôi đang gặp khó khăn trong việc tìm ra cách ứng xử phù hợp. Tôi rất mong nhận được lời khuyên từ mọi người trong hoàn cảnh này.

Tâm sự từ độc giả anbinh…@gmail.com

Sau khi ly hôn, việc xây dựng hình ảnh người bố, người mẹ tốt trong mắt con nhỏ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để trẻ không cảm thấy bị tổn thương hơn nữa vì gia đình chia ly. Tuy nhiên để làm được điều này là rất khó, thậm chí nhiều cặp bố mẹ còn liên tục cãi vã.

Theo các chuyên gia, việc đứa trẻ sống trong gia đình có bố mẹ ly hôn đã là điều thiệt thòi, việc bố mẹ thường xuyên cãi nhau dù không chung sống cùng nhau còn khiến trẻ gặp phải nhiều thiệt thòi hơn nữa.

- Không biết cách giao tiếp với các mối quan hệ giữa các cá nhân

Nếu bố mẹ luôn cáu kỉnh và cãi vã vì những điều nhỏ nhặt, lâu ngày trẻ sẽ xem điều này là một trạng thái bình thường giữa mọi người.

Theo quan điểm của trẻ, cãi vã là một cách giải quyết vấn đề hiệu quả, trong quá trình hòa hợp với các bạn trong lớp, trẻ cũng sẽ vô thức hoặc có ý thức lựa chọn dùng cãi vã để giải quyết mâu thuẫn, do đó ảnh hưởng đến giao tiếp bình thường với người khác.

Ngoài ra, trẻ cảm thấy cô độc trong chính gia đình mình nếu bố mẹ cứ tiếp diễn cãi vã như vậy. Tồi tệ hơn trẻ có thể mất niềm tin vào cuộc sống và gặp nhiều khó khăn khi trưởng thành sau này.

- Cảm giác an toàn ngày càng thấp

Rõ ràng, cãi vã là một trạng thái không tốt, có thể làm cho cảm xúc của chúng ta ngày càng bùng nổ, và nó cũng sẽ khiến mâu thuẫn giữa chúng ta căng thẳng.

Những đứa trẻ lớn lên trong không khí cãi vã của bố mẹ lâu ngày sẽ nảy sinh những mầm mống như vậy trong tâm hồn.

Dù bố mẹ không nhìn thấy được những thay đổi tâm lý của con cái nhưng thực tế, vì bố mẹ hay cãi nhau nên trong lòng con cái sẽ luôn có tâm lý lo lắng, sợ hãi.

Đồng thời, tinh thần trẻ không ổn định, dễ bị tác động là hệ quả cực kỳ nghiêm trọng từ việc bố mẹ không hòa thuận, hạnh phúc. Vô tình trẻ mất đi tuổi thơ êm ấm, ngọt ngào.

- Không có lợi cho việc tu dưỡng tính cách

Trong một gia đình hạnh phúc, con cái được bao bọc bởi tình yêu thương sâu sắc của bố mẹ, trẻ sẽ lớn lên rạng rỡ, hạnh phúc và ngày càng tự tin hơn.

Tuy nhiên, trong một gia đình không may sẽ xảy ra tranh cãi giữa bố mẹ, thậm chí con cái còn chưa chuẩn bị được tinh thần, trong trường hợp này, trẻ sẽ có tâm lý nhạy cảm, dễ cáu gắt, thiếu thốn sự chăm sóc của bố mẹ do đó trở nên thiếu tự tin.

Khi nhiều áp lực tâm lý vượt quá khả năng chịu đựng của bản thân, trẻ cũng sẽ trút bỏ những tình huống tiêu cực, từ đó hình thành tính cách cáu kỉnh hoặc tính cách nhát gan.

Thêm vào đó, nếu bố mẹ giải quyết vấn đề bằng bạo lực thì trẻ cũng sẽ học theo cách đấy. Tính cách trẻ cũng hung bạo, dễ kích động hơn những trẻ bình thường khác.

- Ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng sau này

Cuộc hôn nhân của nhiều bậc bố mẹ vô hình trung ảnh hưởng đến việc lựa chọn bạn đời của con cái trong tương lai, nếu bố mẹ có một cuộc hôn nhân ngọt ngào sẽ khiến con cái có kỳ vọng về hôn nhân.

Ngược lại, những đứa trẻ lớn lên trong những cuộc cãi vã của cha mẹ sẽ trở nên thờ ơ với gia đình vì ảnh hưởng của bố mẹ, và trẻ thậm chí có thể sợ hãi khi đối mặt với cuộc hôn nhân của chính mình.

Bởi theo quan điểm của những đứa trẻ này, chuyện nam nữ hòa hợp là điều đáng sợ, nên trẻ càng không tin vào tình yêu, lại càng sợ hãi khi đối mặt với nửa kia của cuộc đời.

Chính vì thế các bậc cha mẹ cần biết kiềm chế cảm xúc cá nhân để không xảy ra tình trạng cãi vã trước mặt con cái. Nếu có hãy đừng làm điều đó trước mặt con trẻ.

Tác giả: Trang Tri 

Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn