Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Kinh nghiệm đi chùa Hương từ A-Z không nên bỏ qua

Chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm du lịch địa điểm này nhé!

Giới thiệu về du lịch chùa Hương

Giới thiệu về du lịch chùa Hương 


Chùa Hương còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn. Và có vị trí thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Quần thể chùa Hương ở Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa – tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam.

Với hành trình du lịch chùa Hương, bạn sẽ được tham quan nhiều đền, chùa, đình thờ nổi tiếng. Tiêu biểu như: động Hương Tích, chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan,… Không chỉ có nhiều đình đền độc đáo. Chùa Hương còn chinh phục bạn với vẻ đẹp non nước hữu tình. Nếu đầu xuân năm nay có thời gian rảnh. Bạn hãy cùng gia đình vãn cảnh chùa Hương và cầu mong một năm mới bình an nhé!

Hướng dẫn đi đến chùa Hương

Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn di chuyển khoảng 55km về phía ngoại thành là sẽ đến chùa Hương. Hiện nay, hệ thống giao thông từ Hà Nội đến chùa Hương rất thuận tiện. Nên bạn có thể di chuyển bằng:

Xe taxi

Nếu bạn đi du lịch chùa Hương cùng gia đình có người lớn và trẻ em. Bạn nên đi taxi cho thuận tiện. Với hình thức di chuyển taxi, bạn sẽ được đón tận nơi và đưa đến đúng địa điểm mong muốn. Tiện nghi trên xe taxi cũng rất tốt, có điều hòa mát lạnh và chỗ ngồi êm ái. Nếu bạn không biết đường di chuyển thì taxi chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Xe ô tô

Phương tiện giao thông tiếp theo mà bạn có thể sử dụng để đi đến chùa Hương. Đó là xe ô tô. Lộ trình di chuyển từ trung tâm TP Hà Nội đến chùa Hương. Đó là: cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ – nút giao Đồng Văn – quốc lộ 38 – chợ Dầu – chùa Hương. Thời gian đi xe ô tô riêng từ Hà Nội – chùa Hương là khoảng 1 tiếng hơn tùy theo tình hình giao thông lúc đó. Bạn đừng quên đổ đầy bình xăng trước khi đi và kiểm tra hệ thống máy móc để đảm bảo an toàn. Hãy tuân thủ đúng luật an toàn giao thông để đảm bảo không xảy ra sự cố nhé!

Xe bus

Nếu bạn có nhiều thời gian và muốn tiết kiệm chi phí cho chuyến du lịch Hà Nội, bạn có thể đi bus. Có 3 tuyến xe bus từ TP Hà Nội đến chùa Hương mà bạn có thể tham khảo đó là:

Tuyến bus 211: xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu.

Tuyến bus 78: xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu.

Tuyến bus 75: xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu.

Khi di chuyển bằng xe bus, bạn sẽ mất thời gian chờ đợi. Vì thế, có thể gây ảnh hưởng đến lịch trình du lịch chùa Hương 1 ngày. Thêm nữa, vì xe bus là phương tiện công cộng. Nên khó tránh khỏi chen chúc và mất cắp nên bạn hãy cẩn thận nhé!

Xe máy

Phương tiện di chuyển cuối cùng mà Phượt muốn giới thiệu với bạn đó là xe máy. Với hành trình di chuyển bằng xe máy, bạn sẽ chủ động được thời gian cũng như lịch trình đi lại. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được tận hưởng những làn gió mát rượi từ thiên nhiên và ngắm nhìn cảnh quan hai bên đường. Theo kinh nghiệm du lịch của Phượt, bạn có thể đi đến chùa Hương theo cung đường sau: Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Đông – ngã ba Ba La – Vân Đình.

Nên đi tham quan chùa Hương vào thời điểm nào?

Nên đi tham quan chùa Hương vào thời điểm nào? 


Bạn có thể đến thăm chùa Hương vào bất cứ thời điểm nào trong năm, cụ thể:

Nếu bạn đến thăm chùa Hương vào tháng 1 đến tháng 4:

Chùa Hương vào tháng 1 đến tháng 4 là thời điểm diễn ra các lễ hội.Đây là thời điểm diễn ra mùa hàng hương đầu năm nên nơi đây khá đông đúc. Bạn sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt, tươi vui của lễ hội ở đây đấy.

Từ tháng 5 đến tháng 9:

Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời điểm hoa gạo nở rộ.Đây là thời điểm hoa gạo hai bên bờ suối Yến bắt đầu nở rộ. Đến chùa Hương vào thời điểm này bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của thực vật hai bên bờ suối Yến.

Từ tháng 10 đến tháng 12:

Thời điểm hoa sen nở rộ là từ tháng 10 đến tháng 12. Đây là thời gian hoa súng bắt đầu nở. Đến chùa Hương vào lúc này bạn sẽ được hòa mình vào vẻ thơ mộng, lãng mạn của những hoa súng trên mặt nước suối Yến và những hoa lau trắng các cánh đồng cách suối Yến không xa.

Những điểm đến ở Chùa Hương

Chùa Hương có nhiều địa điểm tham quan đẹp. Hãy cùng khám phá những nơi lý thú tại đây nhé!

Đền Trình

Là ngôi đền đầu tiên bạn đến sau khi xuống đò. Được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc hùng vĩ, hoang sơ.

Chùa Thiên Trù

Chùa tọa lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng và hoàn thành vào năm 1467. Thời gian đi từ bến đò vào chùa Thiên Trù hết khoảng 40 phút đi bộ.

Chùa Giải Oan

Chùa nằm trên con đường đến động Hương Tích, cách khoảng 2,5km nằm trên núi Long Tuyền, mang trên mình nét cổ kính, hoài niệm.

Suối Yến

Là con đường thủy duy nhất để vào chùa Hương, có chiều dài khoảng 4km.

Động Hương Tích

Động có hình dáng tựa như một con rồng đang há miệng vờn ngọc. Động Hương Tích ở độ cao 390m, bạn có thể leo bộ hoặc di chuyển bằng cáp treo đều được.

Chùa Thanh Sơn

Chùa có cả lối vào từ phía sông và phía núi với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chùa Thanh Sơn là một trong những ngôi chùa tiêu biểu cho tín ngưỡng mang màu sắc Việt Nam.

Động Long Vân

Đi từ bến Long Vân leo cao khoảng 150m là tới chùa Long Vân, đi một đoạn qua eo núi đến động Long Vân. Động Long Vân có không gian thoáng đãng, rộng rãi.

Hang Sũng Sàm

Hang Sũng Sàm ở độ cao 100m, cửa hướng Tây Nam và hang rộng khoảng 15m.

Chùa Bảo Đài

Chùa nằm dưới chân núi, hiện có phong cách kiến trúc nhà Nguyễn.

Động Tuyết Sơn

Động nằm ở giữa núi, đường đến động tương đối dễ. Bên trong có vô số nhũ đá hình thù kỳ lạ và đẹp đẽ.

Giá vé các dịch vụ ở khu du lịch chùa Hương

Giá vé các dịch vụ ở khu du lịch chùa Hương 


Vé thắng cảnh chùa Hương: 80.000 VNĐ/ người (bao gồm vé vào và tham quan 21 điểm di tích).

Vé đò tham quan khu du lịch chùa Hương:

+ Tuyến Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích: 50.000 VNĐ/ người/ 2 chiều.

+ Tuyến Tuyết Sơn – Long Vân: 35.000 VNĐ/ người.

Vé cáp treo chùa Hương:

Khứ hồi:

+ Người lớn: 180.000 VNĐ/ vé.

+ Trẻ em: 120.000 VNĐ/ vé.

Một chiều:

+ Người lớn: 120.000 VNĐ/ vé.

+ Trẻ em: 90.000 VNĐ/ vé.

Miễn phí cho các đối tượng: thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m và dưới 10 tuổi

Miễn phí vé vào các ngày: 23/11 (ngày di sản), 30/12 – 2/1 âm lịch (tết Nguyên Đán), 15/4 (lễ Phật Đản).

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn