6 món ăn vặt giúp ổn định lượng đường huyết cả ngày, không lo bị đói
- 09:56 16-09-2024
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều bệnh nhân tiểu đường khi biết mình bị bệnh, họ nghĩ cả đời này sẽ không còn cơ hội được ăn vặt. Trên thực tế, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn vặt, thậm chí ăn thoải mái một số thực phẩm đặc biệt.
Dưới đây là 7 món ăn vặt thích hợp cho người bị tiểu đường, ăn nhiều mà không sợ lượng đường trong máu tăng cao.
1. Trứng luộc
|
Một quả trứng luộc chứa khoảng 6 – 7g protein và 70 kcal năng lượng.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn 1 quả trứng luộc mỗi ngày, nó rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Nên vớt trứng ra sau khi nước sôi khoảng 7 phút, lúc này trứng ở trạng thái lòng đào, rất bổ dưỡng.
2. Các loại hạt
|
Các loại hạt như mắc ca, óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân có nhiều chất xơ và khoáng chất, ngoài ra còn chứa axit béo không bão hòa lành mạnh và protein, có giá trị dinh dưỡng cao.
Khi ăn các loại hạt này, người bị tiểu đường còn có thể phòng ngừa các bệnh về tim và mạch máu não nếu ăn một cách điều độ.
3. Bánh quy ngũ cốc nguyên hạt
|
Đây là món ăn nhẹ lành mạnh thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Nó được làm từ bột kiều mạch nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt và các thành phần khác, rất giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Những thành phần này giúp điều hòa lượng đường trong máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa sự khởi phát của các biến chứng bệnh tiểu đường.
Loại bánh này không chỉ giòn, thơm ngon mà còn mang lại cảm giác no, có thể dùng làm món ăn nhẹ giữa các bữa ăn hoặc thay thế một phần thức ăn chính.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh là một phần quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ sức khỏe.
4. Đậu phụ khô
|
Đậu phụ khô có vị tương tự như giăm bông nhưng lại giàu chất dinh dưỡng, thích hợp dùng làm món ăn vặt.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường cần ăn uống điều độ nhằm kiểm soát tổng lượng calo trong ngày. Tốt nhất nên ăn đậu phụ khô ít muối và không đường.
5. Dưa chuột
|
Dưa chuột chỉ chứa 15 kcal trên 10g, hàm lượng chất xơ cao, không chỉ làm lượng đường trong máu tăng chậm mà còn không dễ tăng cân sau khi ăn.
Vì vậy, người bị tiểu đường không cần phải lo lắng về việc lượng đường trong máu sau khi ăn. Họ cũng có thể xem đây là món ăn nhẹ mỗi khi đói bụng.
6. Cà chua
|
Cà chua cũng là loại thực phẩm ít kcal, ít làm tăng lượng đường trong máu. Tốt nhất người bị tiểu đường nên ăn cà chua trái lớn, bởi loại cà chua bi (trái nhỏ) có lượng đường cao hơn.
Tác giả: Phan Hằng (Theo Aboluowang)
Nguồn tin: nguoiduatin.vn