Những doanh nhân Việt tuổi Thìn đình đám trên thương trường
- 08:09 10-02-2024
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Bầu Thụy” - Chủ tịch HĐQT LPBank
|
Ông Nguyễn Đức Thụy sinh năm 1976, tốt nghiệp Trường Đại học Bang Colorado (Colorado State University – Hoa Kỳ). Trước khi gia nhập ngành ngân hàng với cương vị Phó Chủ tịch LienVietPostBank hồi tháng 5/2021, ông Nguyễn Đức Thụy từng lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, từ tài chính – chứng khoán đến thể thao, xi măng, năng lượng…
Cụ thể, từ năm 2006, ông là Chủ tịch HĐQT Xuân Thành Group. Năm 2011, ông là Chủ tịch CLB Bóng đá Sài Gòn Xuân Thành và Chủ tịch Công ty Chứng khoán Xuân Thành. Năm 2012, 2013, ông Thụy tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Công ty Xi măng Xuân Thành Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Xi măng Xuân Thành Quảng Nam.
Năm 2016, ông Nguyễn Đức Thụy tiếp quản Công ty CP Kim Liên - sở hữu Khách sạn Kim Liên với cương vị Chủ tịch HĐQT.
Năm 2017, 2018, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Điện Mặt trời Xuân Thiện Ninh Thuận, Điện Mặt trời Xuân Thiện Đắk Lắk. Năm 2019, ông là Chủ tịch Tập đoàn Thaiholdings.
Doanh nhân Đỗ Minh Phú
|
Ông Đỗ Minh Phú sinh năm 1952 (Nhâm Thìn), quê quán Ba Vì, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Bách Khoa ngành vô tuyến điện tử. Ông là người sáng lập Tập đoàn kinh doanh vàng bạc đá quý DOJI Group và là Chủ tịch của TPBank và có nhiều chức vụ quan trọng khác tại các công ty và tổ chức trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh.
Trên con đường khởi nghiệp, năm 1994, ông Đỗ Minh Phú bỏ chức giám đốc công ty liên doanh lương 300 USD để thành lập doanh nghiệp riêng chuyên về đá quý. Đến năm 2007, ông Phú cho xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên chuyên về vàng bạc đá quý mang tên DOJI Plaza tại Hà Nội.
Trong hai năm 2007 và 2008, đổi tên thành DOJI, tái cấu trúc và phân chia làm 6 công ty thành viên. Doanh thu của tập đoàn từ 60 tỷ đồng năm 2006 và lên 30.000 tỷ đồng vào năm 2011.
Ông Phú cũng là người đồng sáng lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển kỹ thuật Việt Ý (cùng em trai là Đỗ Anh Tú), nay đổi tên thành Công ty cổ phần Diana chuyên sản xuất các sản phẩm khăn tã giấy, băng vệ sinh, giấy Tisue. Tới năm 2011, Tập đoàn hàng gia dụng Nhật Bản Unicharm đã công bố mua lại 95% cổ phần của Công ty cổ phần Diana. Giá trị của thương vụ không được công bố.
Sau khi thoái vốn tại Diana, ông Phú đã sử dụng nguồn tiền khổng lồ để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Trong đó, ông đã tập trung vào lĩnh vực ngân hàng. Ông mua lại 20% cổ phần của Ngân hàng Tiền Phong (TPBank).
Ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch Vicostone
|
Ông Hồ Xuân Năng sinh năm 1964 (Giáp Thìn), quê quán ở tỉnh Nam Định. Ông hiện là Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Vicostone.
Ông từng theo học đại học và học lên Tiến sỹ kỹ thuật tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông Năng làm cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sau một thời gian, ông đã bước chân sang ngành kinh doanh, trở thành giám đốc sản xuất Nhà máy ô tô FORD Việt Nam. Đến năm 1999, ông gia nhập Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex với vị trí là Thư ký Chủ tịch HĐQT, sau là Phó Chánh văn phòng Tổng công ty Vinaconex.
Đáng chú ý, doanh nhân Hồ Xuân Năng còn nổi tiếng với những khoản đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Trong giai đoạn 2015 - 2016, ông Năng mua 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và đến cuối năm 2017 nắm cổ phần chi phối trường đại học này.
Đại học Thành Tây dưới thời ông Năng được "bẻ lái" sang định hướng mới với mục tiêu trở thành một đại học nghiên cứu. Để rồi, TIAS - Viện nghiên cứu khoa học cơ bản trực thuộc Trường Đại học Thành Tây được thành lập. Đến tháng 11/2019, Tập đoàn Phenikaa chính thức ra mắt Trường Đại học Phenikaa và Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa với quy mô 1.000 tỷ đồng.
Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái
|
Ông Phạm Đình Đoàn sinh năm 1964, quê quán tại huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành Hóa thực phẩm, sau đó học lên Tiến sĩ ngành Kinh tế.
Doanh nhân Phạm Đình Đoàn được coi là thế hệ khởi nghiệp thành công đầu tiên của Việt Nam, là người tiên phong, khai phá và đặt nền móng cho mô hình bán lẻ hiện đại, thể hiện rõ ước mơ được vươn tầm quốc tế, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của hệ thống phân phối tại Việt Nam với nước ngoài.
Năm 1993, với số vốn ban đầu 3.000 USD, Công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái được thành lập, chuyên phân phối xà phòng. Kể từ đó, Phú Thái không ngừng có những bước phát triển quan trọng, trở thành đơn vị phân phối hàng đầu Việt Nam.
Từ một công ty nhỏ, trải qua hơn 30 năm tự khẳng định bản thân trên thương trường, Tập đoàn Phú Thái của doanh nhân Phạm Đình Đoàn đã vươn lên mạnh mẽ, phát triển rộng khắp, đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Điển hình như là Phú Thái Holdings có nhiều công ty con như Phu Thai CAT (lắp ráp xe), Phú Thái Group (hàng tiêu dùng), Phú Thái H&B (sức khỏe và sắc đẹp), Kowil (thời trang), GreenVet (thú y), Phú Thái Invest (giáo dục, nhà hàng, dược phẩm).
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch CTCP Cơ điện lạnh
|
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh được biết đến với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE). Năm 2014, bà đã vinh dự được Tạp chí Forbes vinh danh. Năm 2015 Bà Mai Thanh cũng được tạp chí Forbes vinh danh là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Sau khi tốt nghiệp đại học tại Đức, bà Mai gia nhập REE với vị trí là một kỹ sư và trở thành lãnh đạo công ty này từ năm 1985. Từ đó, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE thoát khỏi cảnh chật vật nhờ thương hiệu máy điều hòa Reetech. Đây cũng là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000.
Cuối năm 2013, tổng tài sản của REE đông 350 triệu USD, vốn chủ sở hữu hơn 200 triệu USD, doanh thu mỗi năm trên 100 triệu USD.
Theo báo cáo tài chính của REE năm 2023, bà Nguyễn Thị Mai Thanh với vai trò Chủ tịch HĐQT nhận mức thù lao hơn 1,1 tỷ đồng. Tính cả năm 2023, bà nhận thù lao hơn 4,4 tỷ đồng. Tron năm 2022 liền trước, tổng thù lao từ vai trò Chủ tịch HĐQT của bà Mai Thanh lên tới hơn 4,2 tỷ đồng.
Tác giả: Thanh Hương
Nguồn tin: vietnamfinance.vn