Phẫu thuật nội soi điều trị 6 mặt bệnh sàn chậu trở thành thường quy tại Bệnh viện đa khoa TP Vinh
- 15:17 05-09-2023
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bệnh viện ĐKTP Vinh đã tiến hành triển khai thành công, an toàn trong điều trị bệnh sàn chậu đem lại sức khỏe, sự tự tin cho người bệnh.
Phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh sa tử cung, bàng quang, trực tràng âm đạo cho bệnh nhân M.T.H (89 tuổi) |
Sa nội tạng vùng chậu là gì?
Sa nội tạng vùng chậu hay còn gọi là sa tạng vùng chậu, sa các cơ quan vùng chậu, sa sinh dục. Là thuật ngữ chung dùng để chỉ các loại bệnh lý như sa bàng quang, sa tử cung, sa trực tràng…
Đây là bệnh lý không ảnh hưởng tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống phụ nữ.
|
Sa các tạng chậu là sa như thế nào? Triệu chứng ra sao?
- Sa tử cung là tử cung bị đẩy ra ngoài âm đạo khi rặn hoặc khi làm việc nặng, trường hợp sa nặng có thể ra thường xuyên.
- Sa đỉnh âm đạo (mỏm âm đạo) là sa phần còn lại sau khi cắt tử cung.
- Sa bàng quang âm đạo: là bàng quang bị đẩy lồi vào âm đạo mỗi khi rặn tiểu hoặc các động tắc làm tang áp lực ổ bụng, triệu chứng khối phồng âm đạo, bệnh nhân đi tiểu xong lại buồn đi tiểu tiếp.
- Sa trực tràng âm đạo: là tình trạng vách trực tràng âm đạo bị tổn thương mỗi khi rặn đại tiện phân bị đẩy lồi vào âm đạo phải dung tay ấn vào âm đạo mới đại tiện được.
- Sa trực tràng là tình tràng niêm mạc và thành trực tràng bị đẩy ra khỏi hậu môn khi đại tiện, có thể tự lên hoặc không lên được phải đẩy vào sau đại tiện.
- Sa cổ bàng quang (Tiểu són) là tình trạng cổ bàng quan bị sa trễ không được đóng chặt mỗi khi có áp lực trong ổ bụng như: ho, hắt xì, bê vác nặng, căng nước tiểu trong bàng quang, nước tiểu tự ra ngoài làm ướt quần lót, gây mất tự tin, ảnh hưởng tới chất lương cuộc sống.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ do Swift và công sự năm 2000 (497 phụ nữ từ 18– 82 tuổi đi khám phụ khoa định kỳ) cho thấy 93,6% bị sa sinh dục ở một mức độ nào đó.
Tỷ lệ sa cơ quan vùng chậu (POP) được chẩn đoán khi có triệu chứng là 3-6% và lên đến 50% khi dựa vào khám âm đạo theo Baber năm 2013.
Điều trị sa cơ quan vùng chậu như thế nào?
Hiện nay chất lượng đời sống ngày càng nâng cao, nguyện vọng điều trị bệnh sa tạng chậu đang dần được quan tâm.
Các phương pháp điều trị bao gồm tập phục hồi cơ đáy chậu, sử dụng nội tiết tố, đặt vòng nâng cổ tử cung và phẫu thuật điều trị với trường hợp nặng.
Mổ mở kinh điển qua ngã âm đạo như phẫu thuật Crossen, Manchester, Lefort, căng lưới âm đạo, phẫu thuật khâu đính trực tràng vào mặt trước xương cùng, Delorme, Antermier… có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều nhược điểm liên quan đến giải phẫu sinh lý, tái phát sau phẫu thuật, đặc biệt bệnh nhân trẻ còn nguyện vọng sinh đẻ, quan hệ tình dục, tâm lý sau cắt tử cung và đau khi can thiệp qua ngã âm đạo.
Với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý sa tạng vùng chậu. Trong đó giải pháp phẫu thuật nội soi ra đời đã khắc phục được hết các nhược điểm trên.
|
Phẫu thuật nội soi điều trị trị các bệnh lý sàn chậu
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh trong điều trị các bệnh lý sàn chậu, Bệnh viện ĐK TP Vinh đã cử đội ngũ bác sĩ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức y học tiên tiến ở các bệnh viện lớn tuyến trung ương, đồng thời mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại… Bệnh viện ĐK TP Vinh đã tiến hành triển khai thành công pháp phẫu thuật nội soi điều trị bệnh sàn chậu và phương pháp này đã trở thành thường quy.
Phẫu thuật khâu treo tử cung của bệnh nhân sa tử cung |
Sau gần 2 năm triển khai, số lượng ca phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh sàn chậu ngày càng gia tăng với kết quả phẫu thuật rất tốt, bệnh nhân sau mổ phục hồi nhanh và rất hài lòng với cuộc phẫu thuật, từ đó đem lại sức khỏe, sự tự tin cho người bệnh.
6 bệnh sàn chậu được mổ thường quy tại Bệnh viện ĐKTP Vinh là bệnh gì?
- Sa tử cung
- Sa mỏm âm đạo sau cắt tử cung
- Sa bàng quang âm đạo
- Sa trực tràng âm đạo
- Sa trực tràng
- Sa cổ bàng quang (tiểu són)
Bộc lộ vùng cổ bàng quang của bệnh nhân tiểu són |
Điều trị sa cơ quan vùng chậu phụ thuộc vào loại mắc phải, các triệu chứng tuổi tác, các vấn đề sức khỏe khác và liệu có hoạt động tình dục hay không. Hầu hết, các phụ nữ mắc bệnh đều mang tâm lý mặc cảm, tự ti, dẫn đến việc chần chừ không thăm khám, chịu đựng trong thời gian dài khiến bệnh trở nặng hơn.
Với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý sa tạng vùng chậu. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
Mọi thông tin chi tiết, Quý người bệnh vui lòng liên hệ Bác sĩ CKII. Bùi Danh Ánh, Phó khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện ĐK TP Vinh, SĐT: 0978.081.980 để được tư vấn cụ thể. |
Tác giả: PV
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn