Thứ nhìn rất đáng sợ, xưa không ai dám ăn, nay thành đặc sản nổi tiếng được "săn lùng", 450.000 đồng/kg
- 16:05 26-05-2023
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Rắn hổ vện là một loài rắn hổ, tên gọi của chúng tùy vào nơi nó sinh sống. Ở miền Đông người ta gọi là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là rắn hổ hèo, miền Trung gọi là rắn ráo trâu và miền Bắc là rắn hổ trâu, rắn hổ hèo.
Đặc điểm chung của loài rắn này là trên mình nó có nhiều vằn vện. Chúng có thể dài tới 2m. Màu của nó biến thiên từ nâu nhạt ở những vùng khô tới gần như đen ở những khu rừng ẩm ướt. Rắn hổ vện hoạt động về ban ngày, không có độc và di chuyển nhanh.
Dù có vẻ ngoài đáng sợ, ai cũng tránh xa nhưng thực chất thịt rắn hổ vện rất ngon ngọt và hấp dẫn, lại còn có nhiều công dụng trong y học |
Dù có vẻ bề ngoài đáng sợ, ai nhìn cũng kinh hãi và tránh xa nhưng thực chất đây không phải là loài rắn độc nguy hiểm, chúng có nhiều công dụng trong y học.
Ngoài ra, rắn hổ vện có thể chế biến thành nhiều món đặc sản bổ dưỡng, thơm ngon. Trên thị trường, rắn hổ vện thương phẩm có giá từ 300.000-450.000 đồng/kg. Thịt rắn hổ vện ngon, là món ăn cao cấp, trong khi phần xương của rắn có thể sử dụng để ngâm rượu, nấu cao, tăng cường sức khỏe.
Trong các nhà hàng ở miền Tây, các món từ rắn hồ vện như dồi rắn, rắn cuốn lá lốt nướng, rắn xào sả ớt, rắn xé phay, khô rắn hổ vện... được các thực khách ưa chuộng.
"Khoảng chục năm trở lại đây, rắn hổ vện được biết tới nhiều hơn. Có những giai đoạn, rắn thương phẩm được thương lái thu mua tận nơi với giá đắt đỏ. Người nuôi lãi 2-3 lần trong một thời gian ngắn", anh Tiến Hoàng - một người nuôi rắn ở (xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) chia sẻ.
Các món ăn từ rắn hổ vện là đặc sản trong các nhà hàng nổi tiếng ở miền Tây, du khách đến đây đều tìm để thưởng thức. |
Theo anh Tiến, việc chăm sóc rắn rất đơn giản, tốn ít công, cứ khoảng 3 ngày cho ăn một lần. Ngoài ra, vốn đầu tư ban đầu cho xây dựng chuồng trại và rắn giống không lớn, phù hợp với điều kiện hộ nông dân nghèo nên thu hút nhiều người tham gia mô hình này. Chỗ đặt chuồng rắn hổ vện phải thông thoáng, sạch sẽ, tránh gió. Bình quân mỗi chuồng nuôi được từ 50 con rắn hổ vện. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên phân loại rắn, nhằm phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát làm giảm năng suất…
Một lần được thưởng thức rắn hổ vện trong nhà hàng ở An Giang, bạn Khánh Phương (ở quận 1, TP.HCM) chia sẻ: "Rắn là loài tôi sợ nhất, thật sự không bao giờ dám nghĩ là mình có can đảm để ăn thịt rắn. Thế nhưng, vào du lịch ở các tỉnh miền Tây, các món ăn từ rắn là đặc sản, hầu như nhà hàng nào cũng có. Thịt rắn ngọt và hấp dẫn, mình ấn tượng nhất là món xào sả ớt, mùi vị rất đặc biệt".
Tác giả: H.A
Nguồn tin: kienthuc.net.vn