Cuối tuần nào chồng cũng đi công tác, tôi lén đi theo rồi chết lặng khi thấy người đi cạnh anh
- 10:52 03-05-2023
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tôi lấy chồng đã gần 10 năm nay. Hai vợ chồng đều là con nhà nông tu chí học hành rồi đi làm, tiết kiệm tiền mua nhà, mua xe. Khi mọi thứ dần ổn định tôi bất ngờ phát hiện người đàn ông từng cùng mình đi qua giông bão có nhiều bất thường.
Chồng tôi là một trưởng phòng của một công ty về dược. Anh quản lý hệ thống bán hàng của các đại lý ở một số tỉnh phía Bắc. Do đó công việc có thể nói là khá bận rộn. Tôi cũng là một kế toán trưởng ở một công ty may mặc, để có thêm thu nhập, tôi còn nhận việc kế toán thêm đề làm cuối tuần tại nhà. Chính vì thế hầu hết vợ chồng tôi chỉ gặp nhau ở nhà trọn vẹn cả một ngày vào cuối tuần vì chồng tôi cũng chỉ đi công tác tỉnh trong tuần, cuối tuần thì chạy loanh quanh Hà Nội.
Thế nhưng dạo gần đây, tôi phát hiện chồng mình hay báo bận cuối tuần phải đi công tác tỉnh cả cuối tuần. Ban đầu tôi cũng chỉ lo công việc của mình nên không mấy quan tâm nhưng càng về sau tôi càng thấy anh cuối tuần nào cũng đi công tác từ sáng đến chiều tối mới về. Thậm chí có lần sáng mặc một bộ quần áo khác chiều đã mặc một bộ quần áo khác. Trước lời hỏi thăm của tôi về chuyện quần áo, chồng chỉ nói đi lại nhiều mồ hôi, bụi bẩn nên anh mang thêm quần áo để thay.
|
Càng ngày tôi lại càng cảm thấy có điều gì đó không ổn nên có hỏi đồng nghiệp của anh thì được biết anh vẫn đi công tác tỉnh trong tuần như thường rồi nên không hà cớ gì mà cuối tuần vẫn còn đi. Linh tính mách bảo tôi rằng liệu chồng mình có đang làm chuyện gì đó mờ ám sau lưng mình.
Tôi quyết tâm phải tìm hiểu cho ra sự thật nên đã lén lút đi theo chồng khi anh ra khỏi nhà vào sáng thứ 7 tuần này.
Sau khi đưa con trai đến lớp học thêm, tôi không trở về nhà làm việc như mọi khi mà lần theo định vị ở máy điện thoại của chồng để tìm anh. Đi theo định vị tôi nhìn thấy chồng đang ngồi ở một quán cafe. Tôi hụt hẫng xen chút run sợ vì hóa ra chồng tôi không hề đi công tác như anh nói mà đang ngồi đó chờ ai đó.
Tôi nghĩ mình đã gần như sắp khóc giây phút đó vì bị chồng lừa dối nhưng ráng kìm để xem chuyện gì xảy ra. Khoảng 10 phút trôi qua, anh nhận một cuộc điện thoại từ ai đó và bắt đầu lên xe đi. Tôi liền bám theo thì thấy anh đi đúng con đường tôi vừa đi là con đường chở con trai tôi đến lớp học thêm. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi rằng chẳng nhẽ là cô giáo dạy thêm của thằng con trai tôi.
Thế nhưng nhân vật mà anh gặp khiến tôi sốc hơn vì không ai khác lại chính là thằng con trai tôi. Hai bố con gặp nhau và lên xe đi cùng nhau. Đến đây tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra vì không hiểu sao hai bố con lại gặp nhau lén lút sau lưng tôi như thế này. Tôi quyết định dừng cuộc theo dõi tại đây và về nhà.
|
Buổi trưa hôm ấy con trai vẫn trở về nhà như không có chuyện gì xảy ra và khoe với tôi rằng hôm nay ở lớp học rất vui. Nó ăn cơm xong rồi nhanh chóng lên phòng nghỉ trưa để chiều còn đi học tiếp.
Sau khi thả con trai ở lớp học đàn buổi chiều, tôi quyết định rình thêm thì phát hiện chồng mình lại đến đón con trai và hai bố con đi hút.
Tôi quyết định dừng mọi công việc mà đợi hai bố con trở về nhà sau 17h giờ chiều. Tôi nói ra hết những việc hôm nay mình đã nhìn thấy và yêu cầu hai bố con giải thích để bản thân có thể hiểu thêm.
Lúc này chồng tôi mới bắt đầu thú nhận, hóa ra bao cuối tuần qua anh không hề đi công tác và cũng không đi cùng ai khác mà là đi cùng con trai. Trong khi thằng bé sợ sệt đứng nép một góc tường thì chồng tôi bình tĩnh giãi bày.
- Cũng vì em ép con học nhiều quá mà anh nói thì em không nghe. Thằng bé cảm thấy quá mệt mỏi với việc học ngày học đêm học thêm cả cuối tuần nhưng không dám phản kháng với em nên chỉ còn cách cầu cứu bố. Vì thế anh đã đón con đi chơi, về nội, về ngoại và làm những điều mà con thích trong suốt những tuần qua.
- Vậy tại sao hai bố con không nói ngay từ đầu với em mà phải lén lút sau lưng em như thế này, mất tiền đóng tiền học nhưng lại không đi học mà chơi bời lêu lổng, bảo sao thành tích học tập tháng này của nó sụt giảm. Bài kiểm tra cô giáo trả về lúc nào cũng thấp điểm, anh có chịu trách nhiệm. Nó luôn là học sinh đứng đầu lớp, nếu không đi học thêm thì không thể giữ vững được vị trí này, nếu không học thêm thì năm sau không thể thi vào trường chuyên đâu - tôi quát lên.
|
Anh cũng không chịu thua:
- Chính vì những quan điểm vô lý như thế của em nên anh không thể nói lại được. Em hãy cho con được sống cuộc sống mà nó thích, đừng ép nó phải theo những thành tích mà em đặt ra có được không.
Thấy hai bố mẹ cãi nhau, con trai tôi khóc lóc xin lỗi rối rít và hứa sẽ đi học chăm chỉ từ ngày mai, thằng bé chạy thẳng lên phòng. Đến giờ tôi vẫn chưa nói chuyện lại với chồng hay con trai vì tôi thấy bản thân không có gì sai cả, cố gắng đi làm kiếm tiền nuôi con ăn học và đặt niềm tin vào con trai chẳng nhẽ là tôi đã sai? Nếu còn trẻ mà nó không biết cố gắng thì sau này liệu còn kịp?
Tâm sự từ độc giả [email protected]
Dường như nhiều bậc cha mẹ đã quên đi mục đích ban đầu của giáo dục là để làm cho trẻ em trở thành một người tốt hơn. Thế nhưng trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ đã đi chệch mục đích giáo dục ban đầu và trở nên chỉ đo bằng kết quả học tập.
Vậy cha mẹ cần lưu ý những gì khi nuôi dạy con cái?
1. Chọn môn học thêm dựa trên sở thích của con
Khi một đứa trẻ bắt đầu quan tâm đến mọi thứ, chúng sẽ có xu hướng đặc biệt thích ở một khía cạnh nào đó. Khía cạnh này có thể là hội họa, hoặc có thể là âm nhạc...
Tại thời điểm này, phụ huynh hoàn toàn có thể đăng ký cho con học thêm một môn học nào đó theo sở thích của bé. Bằng cách này có thể nuôi dưỡng đam mê và khả năng ham học hỏi của trẻ với việc học tập.
2. Đừng lấy kết quả học tập làm thước đo mọi thứ
Lý do tại sao cha mẹ thường lo lắng không cần thiết về con? là vì cha mẹ không thể đo lường chính xác mối quan hệ giữa chi phí và giá trị thu được.
Ví dụ như xem TV, hành vi này thường bị cha mẹ cấm đoán vì không có lợi cho việc học tập của trẻ. Điều này là do cha mẹ nghĩ rằng chi phí thời gian mà con phải trả sẽ không cho phép con đạt được thành tích học tập tốt hơn, vì vậy xem TV là một hành vi hoàn toàn vô giá trị.
Tuy nhiên, thước đo giá trị của cha mẹ là sai.
Tiêu chuẩn này phải là những sự thật mà trẻ em có thể học được từ nó hoặc liệu chúng có thể nâng cao kiến thức của mình hay không, thay vì lấy thành tích học tập làm tiêu chuẩn để đo lường mọi thứ về bé.
3. Chú trọng bồi dưỡng năng lực và thái độ học tập của trẻ
Học thêm chỉ là một phương tiện giúp trẻ cạnh tranh hơn với bạn đồng lứa trong tương lai nhưng thay vì để trẻ thành thạo một kỹ năng nào đó trong một khoảng thời gian ngắn, thái độ học tập đúng đắn và khả năng học tập độc lập mới quan trọng hơn.
Do đó nếu không được sự đồng ý của trẻ mà cha mẹ vẫn đăng kí học thêm thì chỉ khiến trẻ nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ một cách thụ động, đó là vô nghĩa.
Để học tốt một điều gì đó, rất cần một thái độ học tập đúng đắn. Cha mẹ nên hướng dẫn con hình thành thái độ học tập kiên trì, thay vì giả vờ chiếu lệ cha mẹ có thể bỏ dở giữa chừng bất cứ lúc nào.
4. Cha mẹ làm gương là cách giáo dục tốt nhất
Trên thực tế, trong quá trình trưởng thành của trẻ, sự làm gương của cha mẹ chính là cách giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Nếu bản thân cha mẹ cũng là người ham học thì con cái cũng sẽ chịu ảnh hưởng của cha mẹ để có hứng thú học tập.
Tác giả: PHAN NGUYỄN
Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn