Dùng mật ong trị khô da tay chân hiệu quả
- 09:06 14-03-2023
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nguyên nhân khiến da tay khô sần sùi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da tay khô ráp sần sùi trông thiếu tự tin. Nguồn ảnh: Internet |
Da tay bị khô sần và ngứa phần lớn được xác định là do da thiếu độ ẩm. Nguyên nhân của tình trạng thiếu ẩm là bởi hai yếu tố chính gồm môi trường và cá nhân. Cụ thể như sau:
Yếu tố môi trường
Do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh: Vào những tháng mùa đông, hay mùa hè là thời điểm da tay rất dễ bị khô. Vì đây là bộ phận tiếp xúc với không khí thường xuyên. Độ ẩm thấp, khiến da khô, mất cân bằng ẩm, lượng nước cấp vào không giữ được trên da gây tình trạng da tay bị khô sần và ngứa.
Thay đổi thời tiết đột ngột: Thời điểm giao mùa, chuyển đột ngột từ hè sang đông cũng có thể là nguyên nhân khiến da bị sần ngứa. Lúc này thời tiết thay đổi, cơ thể nói chung và làn da nói riêng chưa kịp thích nghi với điều kiện khí hậu gây nên tình trạng mất cân bằng ẩm trên da.
Tia UV từ ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời vốn có tác động không tốt với làn da của mỗi người. Không chỉ gây hại với da mặt, ánh nắng còn ảnh hưởng cho tất cả vùng da khác trên cơ thể như da tay, da chân,…Trong ánh nắng mặt trời có nhiều tia UV, tia tử ngoại bức xạ lớn gây khô da, sần sùi, bong tróc và ngứa ngáy.
Yếu tố cá nhân
Tắm rửa bằng nước nóng: Đây là thói quen của nhiều người, nhất là vào những tháng mùa đông. Tuy nhiên tắm nước nóng khiến da bị khô hơn bình thường, khi tắm, lỗ chân lông nở ra, lượng nước không thấm vào da mà thoát ra ngoài, gây tình trạng khô da.
Quy trình chăm sóc da tay không đúng cách: Chăm sóc da tay cũng như da mặt cần được thực hiện đầy đủ các bước, làm sạch, dưỡng ẩm. Như vậy đôi tay sẽ luôn mềm mại và mịn màng, không bị thô ráp, sần ngứa.
Do xà phòng hoặc những loại kem dưỡng không phù hợp: Da tay cũng giống như da mặt, dễ nhạy cảm bởi những loại xà phòng chứa nhiều hoá chất và kem dưỡng tay có thành phần không phù hợp. Chính vì vậy các chị em cần lựa chọn sản phẩm sử dụng cho thích hợp.
Do dư hoặc thiếu vitamin: Chế độ ăn uống hàng ngày khiến cơ thể bị dư hoặc thiếu vitamin cũng là nguyên nhân khiến da tay bị khô sần và ngứa. Đặc biệt là vitamin B3 rất quan trọng đối với làn da của con người. Thiếu hụt hoặc thừa vitamin không chỉ khiến da sần ngứa mà còn tiềm ẩn nhiều căn bệnh da liễu.
Mắc bệnh về da liễu: Người da tay bị khô sần và ngứa cũng có thể là báo hiệu của việc đang mắc căn bệnh da liễu nào đó, điển hình như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến, á sừng, bệnh chàm eczema,…
Cách trị khô da tay chân
Trị khô, nẻ hiệu quả bằng khoai tây, sữa tươi không đường và mật ong
Với công thức này, chị em thường áp dụng với da mặt, tuy nhiên cũng có thể dùng cho da tay, nhất là vào mùa lạnh để làm trắng và chống khô nẻ.
Cách làm: Sử dụng 1/2 củ khoai tây; 1/3 hộp sữa tươi không đường; 1-2 thìa mật ong. Khoai tây luộc chín, bóc bỏ vỏ và nghiền nhuyễn. Sau đó trộn đều với sữa tươi và mật ong. Dùng hỗn hợp này làm mặt nạ đắp lên tay khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Mặt nạ tự nhiên này sẽ cho bạn làn da tay trắng mịn và chống khô nẻ.
Trị khô, nẻ hiệu quả bằng mật ong và dầu dừa
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Dưỡng chất kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong không chỉ giúp nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, mật ong còn giúp da tay chống lại các vi khuẩn có hại.
Cách làm: Trộn đều 1 muỗng cà phê mật ong; 2 muỗng cà phê dầu dừa cho thật đều, sau đó dùng thoa lên tay, chân để dưỡng da tránh khỏi khô nẻ, bong tróc.
Lưu ý để giữ da tay mịn màng
Luôn uống đủ nước để giúp làn da khỏe mạnh, đàn hồi tốt và không bị khô. Đó chính là cách dưỡng ẩm da từ bên trong.
Ăn thêm hoa quả và rau xanh để cơ thể đầy đủ vitamin, khoáng chất và các thành phần vi khoáng, đảm bảo cho làn da mềm mại và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện việc khô da, nứt nẻ vào mùa đông.
Rửa tay với nước ấm vừa đủ, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Đeo găng tay khi tiếp xúc với các loại nước tẩy để hạn chế tác hại của chất hóa học có thể gây khô da, thậm chí có thể khiến da dị ứng.
Sử dụng kem dưỡng da hàng ngày, bất cứ khi nào thấy khô ráp, hay vừa tiếp xúc với các chất tẩy rửa và làm việc nhiều với nước.
Tác giả: Bằng Lăng (TH)
Nguồn tin: tieudung.kinhtedothi.vn