Nỗ lực xử lý các “điểm đen” gây ô nhiễm môi trường
- 08:05 21-12-2022
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Nghệ An, từ năm 2003 đến năm 2015, toàn tỉnh Nghệ An có 77 cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong danh sách ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ÔNMTNT). Từ năm 2016 đến nay, không phát sinh thêm cơ sở ÔNMTNT.
Nhà máy xử lý rác bằng công nghệ cao tại Nghệ An. |
Theo đó, Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An đã tích cực đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở gây ô nhiễm thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo phương án đã được phê duyệt. Hiện nay, đã có 61/77 cơ sở được cho là “điểm đen” gây ô nhiễm môi trường, ÔNMTNT được xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để. Còn 16 cơ sở (7 ô nhiễm môi trường, 9 ÔNMTNT) chưa được xác nhận hoàn thành xử lý triệt để).
Hiện tại đã có 32 cơ sở gây ÔNMTNT đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để. Trong đó, trước năm 2018 có 17 đơn vị; năm 2018 có 7 đơn vị; năm 2019 có 4 đơn vị; năm 2020 có 2 đơn vị và mới nhất là năm 2021 có 2 đơn vị (Công ty CP bia Hà Nội - Nghệ An và Cơ sở cai nghiện bắt buộc (Cơ sở 2).
Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, có 28 đơn vị đã được xác nhận hoàn thành xử lý triệt để. Trong đó, trước năm 2018 có 12 đơn vị hoàn thành xử lý; năm 2018 có 7 đơn vị; năm 2019 có 9 đơn vị được xác nhận hoàn thành xử lý triệt để.
Theo lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Hiện nay, tỉnh chỉ còn 16 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ÔNMTNT chưa được xác nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiễm. Một số cơ sở do rác thải đặc thù, phức tạp (bệnh viện, bãi rác...) nên việc đầu tư cho các công trình xử lý rác triệt để đòi hỏi công nghệ, chi phí rất cao, bên cạnh đó, các cơ sở là đơn vị thuộc khu vực công ích, không chủ động được nguồn kinh phí, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách bố trí. Vì thế, tiến độ xử lý tại các cơ sở này thường chậm hơn so với thời gian quy định”.
Tác giả: Tuấn Quỳnh
Nguồn tin: kinhtemoitruong.vn